您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【truc tiep bd anh】Thúc đẩy chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước về SCIC

Empire7772025-01-25 23:59:53【Thể thao】8人已围观

简介Đó là trao đổi của ông Trần Minh Hải - Giám đốc điều hành Công ty Luật Basico với phóng viên Thời bá truc tiep bd anh

Đó là trao đổi của ông Trần Minh Hải - Giám đốc điều hành Công ty Luật Basico với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam.

* Việc tiếp nhận,úcđẩychuyểngiaoquyềnđạidiệnvốnnhànướcvềtruc tiep bd anh bàn giao vốn từ địa phương về SCIC nhiều nơi chây ì, ảnh hưởng đến nhiệm vụ cũng như kế hoạch mà SCIC được Chính phủ giao. Đứng ở góc độ một chuyên gia luật, vấn đề này cần được xử lý theo cách nào, thưa ông?

Thúc đẩy chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước về SCIC
Cần phải đưa ra các chế tài và các quy định cụ thể, quy phạm hóa trong một thông tư hoặc văn bản pháp luật khác thì mới có cơ sở để SCIC thực hiện việc khởi kiện các đối tượng chây ì...   Ông Trần Minh Hải

- Hiện tại ngoài Nghị định 151/2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, Nghị định 57/2014 về điều lệ tổ chức hoạt động của SCIC, thì chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh chi tiết về nghĩa vụ chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước từ các DN, địa phương về cho SCIC.

Trình tự, thủ tục cụ thể của việc chuyển giao quyền cũng chưa được quy định chi tiết. Do đó, dẫn tới việc chậm trễ trong thời hạn chuyển giao.

Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng, cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn các nghị định trên, nhằm quy định cụ thể về trách nhiệm, thời hạn thực hiện để có cơ sở thúc đẩy việc chuyển giao quyền đại diện vốn về SCIC.

* Không những vậy, ngay cả việc chuyển giao cổ tức về SCIC vẫn rất chậm, thậm chí có những địa phương, DN không nộp. Theo ông, cách nào để đảm bảo đồng vốn chuyển về theo đúng quy định?

- Việc chuyển giao quyền đại diện vốn và bàn giao vốn chậm, thì tất nhiên sẽ dẫn tới việc chuyển giao cổ tức cũng chậm.

Nghị định 151/2013 vẫn chỉ dừng lại ở quy định chung là phải chuyển giao quyền đại diện vốn về SCIC, còn chuyển giao khi nào thì không có quy định cụ thể. Chính phủ cũng có những chỉ đạo thúc đẩy việc chuyển giao này. Chẳng hạn Nghị quyết 15 ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, trong đó yêu cầu các đơn vị có liên quan, bao gồm các tổng công ty có báo cáo hằng quý tới Thủ tướng về tiến độ thực hiện. Tuy nhiên, lại chưa có chế tài cho các chủ thể vi phạm nghĩa vụ.

Vì vậy, nếu chỉ dừng lại ở chính sách chung thì rất khó thực hiện. Hiện tại SCIC chỉ còn cách chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương để rà soát, đôn đốc các DN thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện vốn theo quy định.

* Theo ông, SCIC có thể khởi kiện đối tác trong 2 trường hợp trên không, khi mà tại Nghị định 57 về Điều tệ và tổ chức hoạt động của SCIC hay Nghị định 151 về Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC chỉ có những hướng dẫn chung chung, chưa đưa ra biện pháp để xử lý tình huống cụ thể?

- Như đã nêu ở trên, hiện tại pháp luật chưa có chế tài cụ thể, vì vậy theo tôi khó có cơ sở pháp lý để SCIC khởi kiện trong trường hợp này. Cần phải có đề xuất đưa ra các chế tài và các quy định cụ thể, quy phạm hóa trong một thông tư hoặc văn bản pháp luật khác thì mới có cơ sở thực hiện việc khởi kiện.

* Xin cảm ơn ông!

Tuấn Anh

很赞哦!(2)