Đối tượng và những thông tin phải công bố
Dự thảo nghị định nêu rõ: Việc công bố thông tin,ệpnhagravenướcsẽphảicocircngbốbong888 keo nha cai ngoài các DN nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan còn có các DN hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán.
Các thông tin phải công bố gồm chiến lược phát triển dài hạn của DN; kế hoạch sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm của DN; báo cáo kết quả sản xuất - kinh doanh và nhiệm vụ công ích hàng năm (nếu có) của DN; kế hoạch sắp xếp, đổi mới DN và kết quả thực hiện; báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của DN; báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo tài chính năm của DN; chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN.
Phương tiện và hình thức công bố thông tin
Hình thức công bố bằng văn bản và dữ liệu điện tử.
Phương tiện công bố đối với DN là văn bản, trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đối với đại diện chủ sở hữu nhà nước là hệ thống tiếp nhận các nội dung công bố thông tin, cổng/trang thông tin điện tử của đại diện chủ sở hữu nhà nước, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đối với Bộ KH-ĐT là hệ thống tiếp nhận các nội dung công bố thông tin, cổng thông tin điện tử Việt Nam (http://www.business.gov.vn/), ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Trách nhiệm công bố thông tin
Đối với DN, chậm nhất 6 tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực, các DN phải xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử, đồng thời kết nối với trang thông tin điện tử của đại diện chủ sở hữu nhà nước và Việt Nam (http://www.business.gov.vn/). Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nội dung công bố thông tin được phê duyệt, DN phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử, đồng thời gửi thông tin cho đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ KH-ĐT.
Đối với đại diện chủ sở hữu nhà nước phải duy trì trang thông tin điện tử của mình và kết nối với trang thông tin điện tử của DN. Trong vòng 5 ngày làm việc, sau khi nhận được các nội dung công bố thông tin của DN, đại diện chủ sở hữu nhà nước phải đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của mình đúng thời gian, đảm bảo thông tin dễ tiếp cận và thuận tiện.
Đối với Bộ KH-ĐT luôn duy trì cổng thông tin điện tử Việt Nam và kết nối với trang thông tin điện tử của DN. Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được các nội dung được công bố thông tin, Bộ KH-ĐT phải đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử Việt Nam, đảm bảo thông tin dễ tiếp cận và thuận tiện.
Tạm hoãn công bố thông tin
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, không thể công bố thông tin đúng thời hạn, DN phải báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước và phải công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục. Chậm nhất là 5 ngày làm việc, sau ngày sự kiện bất khả kháng phát sinh, DN phải gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Với những quy định trên đây là hoàn toàn mới trong công tác quản lý nhà nước đối với DN nhà nước. Thực hiện tốt các quy định trên không những đạt được mục tiêu công khai, minh bạch trong quản lý DN nhà nước mà còn chặn tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề mà dư luận quan tâm hơn là những chế tài đối với các DN không thực hiện việc công bố thông tin sẽ bị xử lý như thế nào? Đặc biệt là việc hậu kiểm những quy định này sẽ được tiến hành ra sao và bộ, ngành nào chịu trách nhiệm... thì dự thảo nghị định lại chưa đề cập tới. Vì vậy, nếu nội dung trên được Chính phủ thông qua thì hiệu quả của các quy định trên chắc chắn sẽ không cao.
N.V