您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【hàn quốc vs uzbekistan】Không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp đạo đức kinh doanh

Empire7772025-01-10 16:13:22【Cúp C1】2人已围观

简介Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.UCác chuyên gia đánh giá như vậy, tại Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp và đạ hàn quốc vs uzbekistan

van hoa DN

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.U

Các chuyên gia đánh giá như vậy,ôngítdoanhnghiệpvìlợinhuậnđãbấtchấpđạođứhàn quốc vs uzbekistan tại Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh do Báo Văn hóa phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức hôm nay, ngày 18/9.

Nhiều DN coi nhẹ văn hóa, đạo đức kinh doanh

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Đức Bình - CEO Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam nhận định, trong thời buổi thị trường thay đổi như vũ bão, việc xây dựng văn hoá DN cũng có lúc bị coi nhẹ. Nhiều DN chỉ chú trọng đến kết quả kinh doanh trước mắt mà không quan tâm đến hình ảnh chính là vết đứt trong sự phát triển, làm sự phát triển đó không bền vững.

Theo ông Bình, nguyên nhân của thái độ coi nhẹ này thường đến từ lãnh đạo DN. Vì giá trị của thương hiệu cũng như giá trị văn hoá khó đo lường, không ít nhà quản lý thường bỏ qua, hoặc ràng buộc nhân viên bằng các quy định và để "văn hoá" phát triển tự phát.

Trên thực tế, có tới trên 80% các DN khởi nghiệp ở nước ta nghĩ rằng, họ chưa có tiền nên chưa làm thương hiệu. “Đến một lúc nào đó, lãnh đạo DN giật mình nhận ra DN của mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên thì đã không thể khắc phục. Khi đó, DN buộc phải "đại phẫu" nếu không muốn bị sụp đổ” - ông Bình nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều DN ở trong tình trạng, văn hoá của DN hầu như không được xây dựng lên tầm cao mà chỉ đơn giản là gắn nhân sự với công việc. Các CEO không quan tâm tới xây dựng thương hiệu và văn hoá bền vững cho cả công ty ngay từ khi startup đi vào hoạt động. Nhiều DN đã xuất hiện nhiều lỗ hổng trong nền móng văn hoá nội tại, không cố gắng nuôi dưỡng nền văn hoá riêng của DN.

Thậm chí, trên thực tế có không ít DN vì lợi nhuận mà bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng, có những DN từ một thương hiệu đình đám trên thị trường bỗng chốc bị đổ bể...

“Đó là những bài học đau xót cho thấy vấn đề văn hóa DN và đạo đức kinh doanh không thể chỉ là khẩu hiệu, mà cần được xem là một triết lý sống còn cho sự tồn tại và phát triển của DN” - bà Chu Thị Thu Hằng - Tổng Biên tập báo Văn hóa nhấn mạnh.

Xây dựng văn hóa DN như thế nào?

Thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhận định, hiện có nhiều DN nghĩ khi có tiền mới làm văn hóa, mới xây dựng thương hiệu. Đó là cách nghĩ chưa đúng, bởi DN có thể xây dựng văn hóa, thương hiệu từ các hoạt động hằng ngày, tạo ra sự khác biệt cho hình tượng sản phẩm, về sự độc đáo trong văn hóa tới khách hàng và công chúng. Đặc biệt, điều đó phải được xây dựng từ sự trung thực, từ đạo đức kinh doanh của DN làm ăn chân chính.

Theo bà Chu Thu Hằng, văn hoá DN và đạo đức kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chính là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại cũng như khẳng định thương hiệu bền vững của mỗi DN trên thị trường. DN Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh của mình.

Còn theo ông Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp, Việt Nam chưa có tư duy hệ thống và thực tiễn quản trị DN, quản trị quốc gia theo khoa học đủ dài để trở thành phong cách, văn hóa làm việc của dân tộc trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 2.0 và 3.0. Nhưng đến khi cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện, Chính phủ đã nâng tầm việc xây dựng văn hóa DN thành một chính sách và phong trào quốc gia. Đây là môi trường rất thuận lợi để mỗi DN xây dựng văn hóa DN.

“Việc xây dựng và quản trị văn hóa DN trong tương lai cần phải được kiến tạo, chuẩn hóa theo các nguyên tắc như tăng cường giao tiếp, tương tác, minh bạch thông tin, công nghệ hỗ trợ, phân quyền ra quyết định… Đặc biệt là nguyên tắc chỉ đạo về quan điểm, thái độ và cách tiếp cận về sự đầu tư, phát triển công nghiệp và nền kinh tế 4.0, tức là sự phát triển các công nghệ và mô hình kinh doanh mới phải tuân thủ các nguyên tắc và nghĩa vụ đạo đức, nhân văn” - ông Cương nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc đặt ra câu hỏi lớn, liệu văn hóa có trở thành "ngọn đuốc" soi đường trong các hoạt động, triết lý kinh doanh của các DN Việt Nam được không, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, ông Quốc cho rằng, để soi đường cho các DN, văn hoá sẽ phải đóng vai trò là ngọn đèn, ngọn đuốc, song nơi tối nhất lại chính là ở dưới chân đèn. Do đó, để văn hoá DN, đạo đức kinh doanh thực sự trở thành yếu tố sống còn thì mỗi DN, doanh nhân thay vì dừng ở triết lý, hãy quan tâm nhiều hơn đến việc cụ thể hoá thành hành động./.

Tố Uyên

很赞哦!(685)