【ket quả trục tuyến】CPH DNNN: Xử lý như thế nào khi 'biến tướng' thành tư nhân hóa
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP,ửlýnhưthếnàokhibiếntướngthànhtưnhânhóket quả trục tuyến Nghị định số 189/2013/NĐ-CP, Nghị định số 116/2015/NĐ-CP về cổ phần hóa (CPH) được ban hành trong thời gian qua cơ bản đã tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc khi CPH DNNN, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu mà trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng quá trình CPH theo các quy định trên cho thấy việc đổi mới phương thức quản lý chưa rõ ràng (tỷ lệ cổ phần Nhà nước còn nắm giữ lớn ở nhiều DN); thời gian CPH kéo dài ở DN có quy mô vừa và lớn, tình hình tài chính phức tạp, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù; một số DN được áp dụng cơ chế đặc thù khi CPH nhưng chưa được quy định cụ thể; cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược còn bất cập do nhà đầu tư chiến lược phải cam kết cung cấp nhiều nguồn lực nhưng bị hạn chế bán cổ phiếu trong vòng 5 năm; chưa có quy định xử lý nhà đầu tư chiến lược làm sai cam kết,...
Tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là CPH tiếp tục được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Do đó, Bộ Tài chính cho rằng cần phải có cơ chế hướng dẫn hoàn chỉnh, phù hợp nhằm xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị DN, tổ chức định giá sát với giá thị trường, tiếp tục bán cổ phần công khai, minh bạch, gắn quá trình CPH với quá trình phát triển của thị trường chứng khoán và thu hút được các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, đổi mới quản trị DN, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của DN sau CPH.