【ket qua giai han quoc】Ngành Tài chính với báo chí: Chủ động thông tin và tiếp nhận phản hồi từ công luận

ký kết

Lễ ký kết kế hoạch phối hợp tuyên truyền giữa Bộ Tài chính với các cơ quan báo chí. Ảnh: MN

Hàng loạt văn bản chính sách mới ban hành của ngành Tài chính đều đảm bảo tính khả thi cao. Đặc biệt là các chính sách cải cách hành chính,ànhTàichínhvớibáochíChủđộngthôngtinvàtiếpnhậnphảnhồitừcôngluậket qua giai han quoc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đã nhận được những phản hồi hết sức tích cực, từ phía doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội.

Vì sao ngành Tài chính lại nhận được sự thành công như vậy? Trước tiên là bởi chính sách được xây dựng sát với thực tiễn; sau đó là việc chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách đó tới công luận.

Mở rộng cửa cho báo chí

Không những không hạn chế phóng viên các báo đến tiếp cận thông tin tại cơ quan Bộ cũng như các đơn vị trong ngành, Lãnh đạo Bộ Tài chính còn có tư duy khá cởi mở về công tác báo chí. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong một lần giao ban báo chí tại Bộ Tài chính từng nói: “Bộ Tài chính chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để cung cấp thông tin chính xác kịp thời , đầy đủ nhất bằng nhiều hình thức phù hợp như email, điện thoại, fax, họp báo…”. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Làm được thì cũng phải nói được cho xã hội hiểu những điều mình đã làm chứ! Kể cả những vụ việc vi phạm cũng phải nêu rõ để kịp thời xử lý, chấn chỉnh!”.

Và không chỉ quyết liệt trong phát ngôn, ngày 6/2/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông báo hỏa tốc số 111/TB-BTC đến các đơn vị, thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Thông báo nêu rõ những nội dung yêu cầu về tăng cường tuyên truyền, phổ biến các thông tin chính sách chế độ và kết quả thực hiện quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; yêu cầu phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí; yêu cầu phản hồi, giải thích các thông tin vụ việc… Thông báo yêu cầu các đơn vị của ngành phải “nghiêm túc, tích cực, chủ động” trong công tác tuyên truyền, thực hiện đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Ngoài việc xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền cả năm, hàng tháng, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ cần phải chuẩn bị nội dung và chủ động tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn, hội thảo chuyên đề về các công việc trọng tâm của đơn vị mình. Đặc biệt, các đơn vị buộc phải “tập làm phóng viên”, khi thực hiện quy định mỗi tháng phải có ít nhất 2 bài viết chuyên đề trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và các báo, tạp chí của ngành.

Gần đây nhất, vào chiều ngày 18/5/2015 tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 cơ quan thông tấn báo chí Trung ương là Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam nhằm tăng cường phối hợp và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cơ chế chính sách tài chính. Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã khẳng định các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian qua đã luôn theo sát, kịp thời thông tin phân tích, đánh giá nhiều chiều về các cơ chế chính sách tài chính cũng như hoạt động của ngành Tài chính; chuyển tải thông tin, tuyên truyền để chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống. Các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời phát hiện, phản hồi các hạn chế, vướng mắc của cơ chế, chính sách cũng như các mặt hoạt động của ngành Tài chính để giúp Bộ hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn, kịp thời khắc phục các hạn chế, thiếu sót phát sinh trong quản lý điều hành.

Báo chí được cung cấp thông tin kịp thời

Công tác phối hợp với các cơ quan báo chí được Lãnh đạo Bộ Tài chính rất chú trọng, điều đó còn thể hiện bằng việc Bộ đã đề ra quy định các đơn vị thuộc ngành Tài chính phải trả lời đầy đủ nội dung thông tin cho báo chí, trong 1 ngày khi được cơ quan báo chí hỏi; đối với thông tin có tính chất “nhạy cảm”, thời gian trả lời là sau 1,5 ngày. Khi có thông tin về những vụ việc chưa rõ ràng, cần nhanh chóng báo cáo Bộ để có sự phản hồi, giải thích, cung cấp thông tin chính thống và thỏa đáng tới công luận.

Đối với báo chí ngành Tài chính nói riêng, Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp cận thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất. Từ đó, báo chí trong ngành đã tuyên truyền kịp thời, chính xác, theo đúng quan điểm của lãnh đạo ngành, lãnh đạo các đơn vị, phản ánh những hoạt động của ngành trên nhiều phương diện. Việc tuyên truyền có bài bản, đã tạo được luồng dư luận tích cực, chính thống, cổ vũ những kết quả mà ngành đạt được, cũng như phản ánh kịp thời những vướng mắc từ thực tiễn, để những chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, của ngành Tài chính thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cao nhất.

Ngành Tài chính đang hướng tới xây dựng hình ảnh năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó; không chấp nhận sự trì trệ, sức ì ở bất cứ lĩnh vực nào. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đặc biệt nhấn mạnh: “Bộ Tài chính sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về thông tin cho báo chí; không yêu cầu phóng viên, cơ quan báo chí, truyền thông phải có văn bản đề nghị mới cung cấp thông tin”.

Kim Thanh