Việc Hạ viện Mỹ chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump vi phạm Hiến pháp đã gây bất lợi lớn đối với ông Trump trong cuộc đua vào ghế tổng thống nhiệm kỳ tới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: TheạviệnMỹmởcuộcđiềutraluậntộiTổngthốngngTrumphứngchịunhiềubấtlợlịch thi đấu cúp c3 Hill
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vừa thông báo, cơ quan lập pháp này đã chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump với cáo buộc vi phạm Hiến pháp nước này. Theo đó, tại cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ của 6 Ủy ban Hạ viện đã thống nhất đưa ra quyết định này. Chủ tịch Hạ viện Pelosi cho rằng Tổng thống Trump đã phản bội lời thề khi nhậm chức, phản bội an ninh quốc gia và “vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Mỹ” vì tìm cách tranh thủ một quyền lực nước ngoài nhằm giành lợi thế chính trị.
Đây là một quyết định lịch sử hiếm hoi khi cơ quan lập pháp Mỹ tiến hành luận tội một tổng thống đương nhiệm. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schif tuyên bố ông hoàn toàn ủng hộ việc chính thức điều tra luận tội tổng thống, khẳng định “đã quá đủ tồi tệ khi ông Donald Trump tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài trong cuộc bầu cử gần đây nhất”.
Quyết định trên được đưa ra sau khi chính trường Mỹ dậy sóng xoay quanh cuộc điện thoại ngày 25-7 vừa qua của Tổng thống Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Dư luận và chính giới Mỹ nghi ngờ ông Trump đã gây sức ép để buộc ông Zelensky mở cuộc điều tra cựu Phó Tổng thống Biden và con trai ông này, Hunter Biden liên quan đến tham nhũng ở Ukraine. Năm 2014, khi đang giữ chức Phó Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã nỗ lực hết mình trong ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Song ở thời điểm đó, cũng xuất hiện nhiều nghi ngại khi công ty khí đốt Ukraine Burisma tuyển dụng con trai ông Biden là Hunter Biden và nằm trong hội đồng quản trị của Burisma Group - một trong những công ty khí đốt tư nhân lớn nhất của Ukraine. Từ đó dấy lên dư luận giữa con trai Phó Tổng thống Biden có quan hệ với Ukraine liên quan đến tham nhũng.
Tuy nhiên, giới chức đảng Dân chủ cáo buộc Tổng thống Trump đã vịn vào cớ này để đề nghị người đồng cấp Zelensky chỉ đạo mở cuộc điều tra nhằm vào ông Biden, qua đó hạ uy tín đối thủ và tạo lợi thế cho mình trong cuộc đua tái tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Về phần mình, Tổng thống Trump bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời nêu rõ: “Cuộc đối thoại của tôi chủ yếu là chúc mừng, tiếp đó là bàn về tham nhũng và thực tế là chúng tôi không muốn những công dân Mỹ như cựu Phó Tổng thống Biden cùng con trai gây ra các vụ tham nhũng tại Ukraine”.
Mặt khác, ông Trump đã lên án động thái này của Hạ viện Mỹ, đồng thời gọi động thái này của các nghị sĩ Dân chủ là “Cuộc săn rác rưởi” và “Quấy rối Tổng thống”. Phản ứng của ông Trump hoàn toàn đối lập với những tuyên bố trước đó khi ông cho rằng cuộc điều tra luận tội sắp tới chống lại ông là “tích cực” và nó sẽ giúp ông “giành chiến thắng”.
Trong một động thái liên quan, nhà lãnh đạo Mỹ vừa cho công bố toàn văn các đoạn ghi âm cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Ukraine Zelensky trong ngày 25-9 (giờ Mỹ), đồng thời yêu cầu phe Dân chủ công khai xin lỗi ông.
Mặc dù đã công bố nội dung cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Zelensky nhưng mới đây thượng nghị sĩ đảng Dân chủ kêu gọi Bộ Quốc phòng điều tra việc hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine, cho rằng đây có thể là “đòn bẩy’’ mà ông Trump dùng để gây sức ép cho Ukraine làm cho chính trường Mỹ thêm một lần “nóng” lên.
Từ các thủ đoạn chính trị trên, giới phân tích đánh giá, ông Joe Biden hiện được xem là ứng viên nặng ký nhất có thể cạnh tranh với ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Nếu hạ gục được đối thủ này thì cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ đối với ông Trump vô cùng thuận lợi. Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra của Hạ viện Mỹ có kết quả đúng như cáo buộc thì ông Trump sẽ hứng chịu nhiều bất lợi có nhiều khả năng mất hết cơ hội tham gia cuộc đua này.
HN tổng hợp