Trong những ngày Hà Nội nắng nóng,ắtđiệnbấtthườngbanđêmdânvừathanvừasợkèo 2.75 đi tới đâu cũng nghe thấy người dân bàn tán về chuyện cắt cúp điện bất thường. Mất điện đêm oi nóng, nhiều người còn tranh thủ lên cơ quan từ sớm chỉ để...ngủ bù!
Trao đổi với phóng viên Chất lượng Việt Nam, chị Vũ Thị Hoài Thu xã Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm cho biết, liên tục 3 ngày nay, tối nào nhà chị cũng bị cắt điện. Theo đó, thời gian cắt điện chập trờn từ 19h-11h đêm, có hôm bị cắt tới 2h sáng, thời gian có điện cũng chỉ được khoảng 20-30 phút.
“Trời nóng hầm hập, cắt điện lại không lý do, không báo trước cho người dân chủ động sắp xếp. Cứ cắt điện chập chờn, có được 20-30 phút lại cắt thì nhà nào chịu nổi”, chị Thu bức xúc. Theo đó, những hộ dân xung quanh nhà chị Thu cứ đến tối lại lục đục ôm con cái đi tìm nhà nghỉ.
“Nhà nhà đi thuê nhà nghỉ để tránh nóng, có những nhà bồng bế nhau đi tìm tới cái nhà nghỉ thứ 23 mới còn phòng cho thuê ”, chị Thu kể.
Bức xúc không kém, chị Phương Trà, phường Phú Diễn Q. Bắc Từ Liêm cho biết đêm qua (1/7) gần như vật vã không thể ngủ cũng vì điện chập chờn.
Đáng nói là khoảng thời gian từ 21-23h đêm, điện bị cắt liên tục đến chục lần. “Cứ cắt 1-5 phút lại có rồi lại cắt. Điều hòa bật 17 độ mà suốt buổi tối không sao mát được phòng. Đếm sơ sơ cũng phải chục lần cắt điện như thế. Vật vã tới nữa đêm rồi mệt quá mới ngủ được nên không đếm xem còn bao nhiêu lần cắt nữa...”, chị Trà nói.
Bực mình vì cắt điện đã đành, nhưng chị Trà còn bày tỏ lo lắng không rõ thiết bị điện trong nhà có bị ảnh hưởng khi cắt điện chập chờn như vậy hay không.
“Điều hòa, tủ lạnh...cứ bật lại tắt đến chục lần thì hỏng hết mất thôi”, chị Trà than thở.
Khi được hỏi, tại sao không phản ánh tình trạng trên tới đường dây nóng của EVN Hà Nội, thì đa phần người dân bảo không biết số điện thoại, hoặc nếu biết thì có gọi cũng không thấy nhấc máy.
“Hôm rồi bức xúc quá không biết làm sao, tôi lấy số điện thoại có ghi trên hóa đơn điện để phản ánh thì họ bảo chỉ là đơn vị thu tiền điện, muốn phản ánh thì lên Sở Điện lực mà nói”, chị Thu cho biết.
Đem niềm bức xúc của người dân "Khi thời tiết nóng bức, tại sao lại cắt điện vào buổi tối chứ không phải thời điểm khác trong ngày?" tới một chuyên gia kỹ thuật điện hiện đang là giảng viên Trường ĐH Điện lực, chúng tôi nhận được lý giải như sau: Mặc dù EVN và EVN-Hà Nội đã lên phương án huy động công suất nguồn để cố gắng cung cấp điện liên tục đến khách hàng, song do thời tiết nóng bất thường trong những ngày qua đã dẫn tới hiện tượng quá tải cục bộ.
“Phụ tải của khu vực nội thành Hà Nội chủ yếu là phụ tải sinh hoạt và dịch vụ. Chính vì vậy thời điểm xảy ra phụ tải lớn nhất trong ngày thông thường xảy ra trong khoảng từ 17-20h khi người dân đi làm về, và tiêu thụ điện năng cho việc nấu ăn, tắm giặt, sinh hoạt. Tuy nhiên một số ngày vừa qua thời điểm xảy ra phụ tải lớn nhất có thể dịch chuyển và thể kéo dài từ 17-22h khi người dân sử dụng nhiều thiết bị điều hòa nhiệt độ.", vị chuyên gia cho biết.
Thực trạng trên đã gây ra quá tải cục bộ tại một số khu dân cư, điện áp suy giảm, làm nhảy các aptomat bảo vệ quá tải. Các aptomat này chỉ đóng lại được sau một thời gian, do đó đã gây mất điện cục bộ tại một số địa điểm.
“Vì các aptomat là đóng mở bằng tay, được thực hiện bởi nhân viên vận hành nên thời gian mất điện lâu- hiện nay EVN Hà nội đang triển khai thí điểm chương trình tự động hóa lưới phân phối, thay một số aptomat đóng cắt bằng tay bằng các aptomat đóng cắt tự động- điều khiển từ xa để giảm thời gian mất điện”, vị chuyên gia nói.
Cũng theo chuyên gia, việc mất điện bất ngờ sẽ gây tác hại đến một số thiết bị điện đòi hỏi yêu cầu cung cấp điện cao như điều hòa, máy tính, hoặc hệ thống thang máy, hệ thống camera giám sát, bảo vệ...
“Những thiết bị điện tiêu thụ lượng điện lớn, nhất là các động cơ điện, khi khởi động trở lại dễ gây hiện tượng quá tải, suy giảm điện tạm thời gây ảnh hưởng chất lượng điện năng. Những hộ tiêu thụ đang có điện hãy cùng EVN tiết kiệm điện là cách tốt nhất để làm giảm các sự cố mất điện”, chuyên gia khuyến cáo.
Hoàng Vũ