【tỉ số italia】Tập trung phát triển bất động sản công nghiệp gần sân bay, bến cảng

Nên quy định sàn giao dịch bất động sản trở thành hoạt động có điều kiện
Chống dịch Covid-19 thành công là lực kéo hút nhiều vốn ngoại vào bất động sản công nghiệp
Bất động sản công nghiệp: Cần chuẩn bị sẵn đất sạch để đón đại bàng
5101 photo 1 15669639115051710069050

Cấp thiết gia tăng nguồn cung

Tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng hoặc trong giai đoạn xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tỷ lệ lấp đầy tại các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.

Giám đốc Savills Hà Nội, ông Matthew Powell nhận định, thị trường đang có hạn chế chính, đó là nguồn cung bất động sản công nghiệp, vì vậy các nhà phát triển bất động sản cần nỗ lực phát triển để đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Đặc biệt cần chú trọng tập trung vào việc phát triển các bất động sản gần sân bay, bến cảng và các tuyến đường chính. Tuy quá trình này khó có thể hoàn thành nhanh chóng, chúng ta cần biết cách quản lý hiệu quả để đáp ứng được nguồn cầu trong thời điểm Covid-19 hiện nay.

Với số lượng lớn các nhà sản xuất có dự định rời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022, các nhà phát triển cần xây dựng nhiều dự án hơn để có thể nắm bắt cơ hội và đáp ứng được các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao.

Điển hình, Đồng Nai đang có kế hoạch bổ sung thêm tám khu công nghiệp mới. Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức, đã công bố kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới nhằm đáp ứng nguồn cầu đang tăng mạnh.

Theo đó, xã Phước Bình sẽ có thêm hai khu công nghiệp với quy mô lên tới 900 ha và tổng diện tích khoảng 500ha. Xã Tân Hiệp và Bình An cũng sẽ lần lượt xây dựng thêm một khu công nghiệp tại mỗi xã...

Nhiều cơ hội thu hút đầu tư

Sự ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam khi đối mặt với đại dịch cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, sự ổn định của môi trường kinh doanh, lực lượng lao động, chi tiêu cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và Hiệp định thương mại tự do (FTA) là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp tạo ra các cơ hội sau đại dịch.

Tình hình hiện tại dự kiến sẽ đẩy nhanh làn sóng di dời các nhà sản xuất đa quốc gia khỏi Trung Quốc. Đặc biệt cần chú ý đến các thông báo và hoạt động của Apple, Pegatron và Foxconn trong việc di dời một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

Với gói kích thích kinh tế trị giá 2,2 tỷ USD gần đây của chính phủ Nhật Bản tài trợ cho việc chuyển đổi sản xuất từ Trung Quốc, 15 công ty Nhật Bản bao gồm Meiko Electronics, Nikkiso, Fujikin và Yamauchi đã đăng ký chuyển địa điểm sản xuất tới Việt Nam.

Theo ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam, bất động sản công nghiệp đang phát triển tích cực với vốn FDI tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua. Song, Việt Nam cần chọn lọc các dự án kỹ hơn để nâng cao chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Điều này sẽ bao gồm đầu tư liên tục vào cơ sở hạ tầng và liên kết mạng lưới giao thông đa phương; đạt các tiêu chuẩn giáo dục cao hơn và tăng nguồn cung lao động lành nghề thông qua việc lập ra kế hoạch phát triển kỹ năng quốc gia; tập trung thu hút các lĩnh vực ưu tiên trong sản xuất công nghệ cao và thông minh; xem xét và điều chỉnh các chính sách và ưu đãi hiện hành để thu hút đầu tư nước ngoài, thích ứng và khai thác lợi ích của ngành 4.0.