【tỷ số bóng đá la liga tây ban nha】Đón cơ hội từ kinh tế chia sẻ

Đây là chủ đề được tập trung trao đổi,Đóncơhộitừkinhtếchiasẻtỷ số bóng đá la liga tây ban nha thảo luận tại Hội thảo “Kinh tế chia sẻ: Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 12/7.

Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, bản chất của mô hình KTCS là tận dụng lợi thế của công nghệ số, qua đó tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số.

Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình KTCS so với mô hình kinh doanh truyền thống đó là trung tâm của KTCS là ứng dụng công nghệ số. Theo đó, các giao dịch được thực hiện qua nền tảng trực tuyến do bên thứ ba cung cấp, mở ra nhiều cơ hội hơn cho người tiêu dùng lựa chọn (nhiều nhà cung ứng) với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, những tài sản vật chất được “chia sẻ” hoặc sử dụng như những dịch vụ, thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống từ “sở hữu tài sản” sang phương thức “sử dụng tài sản mà không cần sở hữu”…

Cũng theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, sự phát triển nhanh chóng của mô hình KTCS đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam. Cụ thể, KTCS giúp tạo ra một phương thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội kinh doanh mới dựa trên nền tảng số, ứng dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, KTCS góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng; đồng thời, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập.

Ngoài ra, KTCS cũng góp phần giảm các chi phí giao dịch trong kinh doanh, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt, KTCS đem lại cơ hội cải cách bộ máy hành chính theo hướng Chính phủ số và thúc đẩy cải cách thể chế nhằm phát triển nền kinh tế số và tận dụng xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0.

kinh te chia se
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Bên cạnh những cơ hội, theo bà Tuệ Anh, KTCS cũng đem đến những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, KTCS sẽ tạo nên xung đột lợi ích với mô hình kinh doanh truyền thống, thậm chí có thể tạo nên những sự cạnh tranh không công bằng. Bên cạnh đó, KTCS làm nảy sinh các mối quan hệ mới trên thị trường, quan hệ 3 bên (thay vì 2 bên) trong hợp đồng kinh tế, theo đó, các cơ sở pháp lý hiện hành còn thiếu các quy định để bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng…

Đối với các cơ quan quản lý, sự phát triển nhanh chóng của mô hình KTCS có thể khiến các cơ quan quản lý khó kiểm soát về các vấn đề như các điều kiện về an toàn lao động, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xã hội… đối với các bên tham gia; đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (thu thuế của các nhà cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia)…

Cần điều chỉnh linh hoạt chính sách

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, ở Việt Nam, mô hình KTCS mới phát triển trong vài năm trở lại đây, song có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Điển hình như xuất hiện dịch vụ vận tải trực tuyến từ năm 2014 (như Uber, Grab, dichung…). Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ khác cũng đã xuất hiện như dịch vụ chia sẻ phòng (Airbnb), ước tính đến năm 2016 đã có trên 10.000 cơ sở đăng ký cho thuê phòng trên Airbnb; du lịch (Triip.me); dịch vụ sửa chữa điện tử, điện lạnh, xây dựng…(Rada); dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ cho vay ngang hàng (như Huydong.com)…

Dự báo trong thời gian tới, mô hình KTCS có xu hướng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh, bởi vậy, theo khuyến nghị của bà Tuệ Anh, để tận dụng cơ hội của KTCS thì Nhà nước cần nhanh chóng cải thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi các sáng kiến kinh doanh, đào tạo nhân lực, kết nối giữa các bên tham gia hệ sinh thái, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm… Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó có KTCS.

Đặc biệt, cần đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số và cơ sở hạ tầng thông tin, nhất là xây dựng hệ thống dữ liệu mở, thông suốt để phục vụ quản lý Nhà nước đối với mô hình KTCS.

Việt Nam đã đạt được mức thu nhập trung bình vào năm 2010, song muốn tiến lên mức phát triển cao hơn còn rất nhiều thách thức. Kinh nghiệm từ thế giới cho thấy, có nhiều nước dậm chân tại chỗ 30 – 40 năm ở mức thu nhập trung bình mà không thể tiến lên được. Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình KTCS là cơ hội tốt để Việt Nam có thể tăng tốc phát triển nhanh để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, chuyển sang nấc thang thu nhập cao hơn. "Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường hoạt động đánh giá tác động của nền kinh tế số, KTCS đến các mục tiêu phát triển về đầu tư, việc làm, công nghệ, môi trường cạnh tranh…, từ đó có sự chủ động điều chỉnh linh hoạt chính sách, quy định pháp luật góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của kinh tế - xã hội Việt Nam…” - bà Lucy Cameron – Chuyên gia tư vấn nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO) khuyến nghị./.

Diệu Thiện