【nhan dinh burnley】Đang diễn ra Tọa đàm ""Phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử - ngành học xu hướng,nhan dinh burnley không lo thiếu việc làm Thách thức từ thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp Việt cần 'chuyển mình'

Toạ đàm "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức" với sự tham dự của PGS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông); bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương); TS. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế; ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thảo, chủ doanh nghiệp nhỏ thành công nhờ chuyển đổi kinh tế số.

Toạ đàm 'Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức'
Các khách mời dự Tọa đàm "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức". Ảnh: VGP

Trong dòng chảy mạnh mẽ và mãnh liệt của thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng hàng đầu để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045. Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế số và xã hội số, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%.

Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế số ở từng ngành, lĩnh vực trọng tâm, trong đó, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiêu biểu, điển hình của kinh tế số.

Thực tiễn phát triển của ngành thương mại điện tử thời gian qua đã khẳng định vai trò và vị thế tiên phong của ngành trong nền kinh tế số. Mặc dù kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn, nhưng thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, giữ được tốc độ tăng trưởng cao và Việt Nam được ghi nhận có tốc độ phát triển thương mại điện tử dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD. Đến nay, chúng ta đã đi gần hết quãng đường thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 - giai đoạn đầu của Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

Báo Công Thương tiếp tục cập nhật thông tin về Tọa đàm.