Tăng cường quản lý thu
Trong tháng 11-2011,ànhTàichínhQuyếtliệtthựchiệnNghịquyếsố liệu thống kê về psg gặp montpellier hsc Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện rà soát để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, bổ sung điều chỉnh chính sách về thuế, phí và chế độ thu phù hợp với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, như: ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định của Chính phủ quy định thuế sử dụng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thông tư hướng dẫn Nghị định của Chính phủ về thuế bảo vệ môi trường; Thông tư ban hành Biểu Thuế ưu đãi năm 2012...
Công tác quản lý thu được tăng cường qua việc kiểm tra, chống thất thu thuế và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận, trốn thuế; tổ chức kiểm tra, thanh tra các DN FDI có dấu hiệu chuyển giá; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế và cưỡng chế nợ thuế.
Tính đến hết tháng 10, lực lượng thanh tra, kiểm tra toàn ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 36.220 DN, xử lý truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra 6.160 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là 7.496 tỷ đồng, riêng công tác chống chuyển giá, toàn ngành đã thực hiện thanh tra tại 642 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 3.924 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.525 tỷ đồng, giảm khấu trừ 102 tỷ đồng.
Trong 10 tháng đầu năm, ngành Thuế đã thu được 18.039 tỷ đồng tiền nợ thuế, trong đó bằng biện pháp quản lý nợ là 16.916 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 1.123 tỷ đồng và phấn đấu đến cuối năm số nợ thuế ở mức dưới 4% tổng thu ngân sách. 10 tháng năm 2011, ngành Hải quan đã xử lý thu 1.200 tỷ đồng nợ quá hạn.
Kiểm soát giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát
Trong 11 tháng, Bộ Tài chính đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và thuế đối với 7 mặt hàng quan trọng thuộc danh mục bình ổn giá tại 21 doanh nghiệp (qua kiểm tra, phát hiện 4 DN tăng giá bán không hợp lý, 2 DN chi quảng cáo vượt mức cho phép; kiến nghị truy thu nộp NSNN trên 20 tỷ đồng); 11 DN sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (truy thu trên 7 tỷ đồng)...
Đồng thời chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp bình ổn giá, tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí và lệ phí; phối hợp chặt chẽ lực lượng quản lý thị trường và thanh tra, kiểm tra giá để kiểm soát giá cả, thị trường; xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về giá; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội...
Về điều hành giá các mặt hàng quan trọng: các mặt hàng điện, than tiếp tục giữ ổn định như tháng 10 để góp phần bình ổn giá thị trường. Đồng thời, Bộ Tài chính hiện đang đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu trên cơ sở đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Khuyến khích XK, kiểm soát nhập siêu
Trong 11 tháng năm 2011, nhằm khuyến khích XK, tạo thuận lợi cho DN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng XK theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 5-11-2010; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách về thu, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Trong đó, lĩnh vực hải quan tiếp tục triển khai đưa thêm hệ thống máy soi container tại Hải Phòng vào hoạt động và mở rộng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các hải quan địa phương có khối lượng xuất nhập khẩu hàng hóa lớn.
Nhằm kiểm soát nhập siêu, Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc NK hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng không khuyến khích NK, như rượu, mỹ phẩm và điện thoại di động (theo đó chỉ cho phép NK qua 3 cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM); tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc NK hàng hoá, vật tư, thiết bị của các dự án sử dụng vốn NSNN, bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hoá, vật tư, thiết bị trong nước đã sản xuất được, bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện rà soát, tiếp tục bổ sung thêm nhóm hàng vào Danh mục quản lý rủi ro cần kiểm tra về giá tính thuế (hiện nay là 20 nhóm); tổ chức kiểm tra xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc tại một số cửa khẩu đường bộ thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn...; thực hiện kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của các DN trong các khu phi thuế quan tại Khu kinh tế cửa khẩu thuộc Cục Hải quan Tây Ninh, An Giang, Quảng Trị, Hà Tĩnh.
Tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với một số mặt hàng; đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại qua giá, nhằm kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, truy thu vào NSNN.
Minh Anh