Trên thực tế,ẻtựkỷbịhànhhạHồichuôngcảnhbáovềbạohànhtrẻkeo nha cai chau a nhiều ông bố bà mẹ đã mất tiền khi đem con đến trung tâm dạy trẻ tự kỷ và cuối cùng là tiền mất, tật mang. Theo tin tức từ báo Thanh Niên đưa tin ngày 21/7, bé Trần Minh Sang, một trong những đứa trẻ tự kỷ bị giáo viên và bảo mẫu hành hạ đang gây bức xúc dư luận. Trong đoạn video được ghi lại cho thấy các cháu nhiều lần bị những bảo mẫu, giáo viên tại đây dùng tay, roi gỗ, thước kẻ đánh vào nhiều bộ phận trên cơ thể để ép ăn cơm hay trừng phạt.
Trẻ tự kỷ bị hành hạ ở cơ sở trường Anh Vương, hồi chuông cảnh báo về bạo hành trẻ em (ảnh minh họa)
Trẻ tự kỷ không thể làm chủ hành vi và thường gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, thậm chí là không có ngôn ngữ. Chính vì vậy, khi bị ai đó hành hạ, đánh đập gia đình rất khó phát hiện ra.
Trẻ từ kỷ bị hành hạ, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Trẻ tự kỷ bị hành hạ ở cơ sở trường Anh Vương, công an vào cuộc điều tra
Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho biết, qua sự việc dạy trẻ tự kỷ bằng khúc cây xảy ra tại TPHCM mới đây, có thể thấy nổi lên vấn đề về sự buông lỏng trong quản lý của chính quyền địa phương trong công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em. "Lần nào xảy ra những vụ việc như thế, dư luận rất mạnh, lãnh đạo cấp cao cũng chỉ thị, nhưng không hề có một lãnh đạo nào từ cấp phường, cấp quận, cấp tỉnh/thành bị khiển trách, kỷ luật”.
Theo ông An, muốn mở lớp mẫu giáo hay trường tư thục đều phải do lãnh đạo địa phương, cụ thể là trong tay các ông chủ tịch phường, quận. Phòng giáo dục chỉ là tư vấn, kiểm tra về chuyên môn. Xét cho cùng, quyền hành là do lãnh đạo địa phương quyết định. Nếu xảy ra vấn đề gì thì lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm.
Nhưng điều quan trọng là phải quy định vào trong luật pháp. Nghĩa là, trẻ em phải được quyền chứ không phải bị tước mất quyền này. Coi là tâm thần rồi dạy dỗ bằng cách đánh đập là không được. Các em là con người, chúng ta phải phục hồi các em và các em được quyền đi học. Phải ghi vào luật là phải được đi học.
Hiện toàn bộ 27 học sinh từng học ở cơ sở Anh Vương đều đã được gia đình đón về nhà. Một số em được chủ cơ sở hoàn trả lại một phần tiền học phí. Tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết những quyền lợi của các học sinh tự kỷ, nhân viên lao động; phối hợp cơ quan chức năng xử lý các vấn đề còn tồn đọng.
Các cơ sở tư nhân dạy trẻ tự kỷ, hầu hết nhân viên không bằng cấp
Trong sáng ngày 23.7, đoàn kiểm tra của Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình tiếp tục đến “Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương” (số 86 Cống Lở, P.15, Q.Tân Bình) kiểm tra hoạt động chuyên môn liên quan đến nuôi dạy trẻ tự kỷ.
Cơ sở trừơng tiểu học chuyên biệt Anh Vương bị đóng cửa
Qua kiểm tra hồ sơ, cơ sở chỉ có 3 giáo viên tốt nghiệp sư phạm ngành giáo dục đặc biệt, còn lại 8 người khác đều không có hồ sơ, hợp đồng lao động được thỏa thuận miệng với chủ cơ sở (ông Chu Văn Việt, 44 tuổi). Ngoài ra, cơ sở này dù có xin thành lập công ty và đã được Sở KH - ĐT TP.HCM cấp phép từ ngày 5.5.2014 nhưng không có bất kỳ hồ sơ, sổ sách chứng từ về các khoản thu chi. Học phí cũng như các khoản chi phí trong quá trình học tập ở đây của các học sinh đều được chủ cơ sở thỏa thuận miệng với phụ huynh.
Theo nhận định của luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM), vụ việc này chẳng khác gì so với vụ xảy ra tại cơ sở mầm non Phương Anh ở Q.Thủ Đức (Thanh Niên đã phản ánh) đã được khởi tố về tội danh “hành hạ trẻ em”, nhưng nghiêm trọng hơn ở chỗ nạn nhân là trẻ em bị bệnh tự kỷ, khả năng nhận thức bị hạn chế. Với những bằng chứng mà Báo Thanh Niên ghi nhận được là đủ cơ sở, chứng cứ để cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Tỷ lệ thương tật hoặc vết thương trong vụ việc này chỉ là yếu tố phụ. “Cơ quan chức năng không chỉ rút giấy phép, đóng cửa trường là xong mà cần phải trừng trị bằng pháp luật”.
Vân Anh(Tổng hợp)
Đường dây biến trẻ em, người già thành cỗ máy kiếm tiền