Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ khai mạc hội nghị quốc tế về “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hội nghị được tổ chức trong hai ngày 12/5 và 13/5,ànhđộngkhẩncấpđểbảovệđạidươngxanhvàứngphóbiếnđổikhíhậsố liệu thống kê về udinese gặp juventus theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, quy tụ hơn 400 đại biểu đến từ hơn 70 quốc gia.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh: Nếu chúng ta không có các hành động kiên quyết và mạnh mẽ kịp thời để bảo vệ đại dương tốt hơn thì nhiều vùng đảo và vùng ven biển cùng các hệ sinh thái tự nhiên trên hành tinh sẽ biến mất vào năm 2100 do mực nước biển dâng. Đây là thách thức vô cùng lớn đối với nhiều quốc gia, dân tộc. Vì vậy, phát triển kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là mệnh lệnh của tất cả chúng ta, thể hiện mối quan tâm chung của nhân loại và chỉ có thể đạt được trên cơ sở hợp tác, đoàn kết toàn cầu, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại lễ khai mạc “Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu”. Ảnh: Thu Thủy |
Theo Phó Thủ tướng, hội nghị quốc tế về kinh tế biển đại dương và thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, khi thế giới đang hướng tới hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 2022 với chủ đề “Hồi sinh: cùng hành động vì đại dương” và khẩn trương triển khai các cam kết về khí hậu tại COP26 vừa qua. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự tại hội nghị này quan tâm cùng chung tay hành động vì nhân loại cũng như sự sống trên Trái đất, cụ thể là:
Tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để thể hiện trách nhiệm của mình vì sự phát triển bền vững kinh tế đại dương. Đây không chỉ là trách nhiệm đối với sự sinh tồn của cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm đối với sự tồn vong của hệ sinh thái biển, của thiên nhiên, nơi nắm giữ chìa khóa dẫn tới sự thịnh vượng của nhân loại trên trái đất.
Cần thiết lập một hệ thống toàn cầu nhằm giám sát, chia sẻ dữ liệu, cung cấp cơ sở khoa học về rác thải nhựa đại dương từ phạm vi quốc gia, khu vực và toàn thế giới; khắc phục bằng được những thách thức trong nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ở quy mô toàn cầu trong giai đoạn tới.
Quản lý bền vững tài nguyên và các hoạt động trên biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển, du lịch biển, ven biển, phát triển năng lượng dựa vào đại dương phải dựa trên cơ sở công nghệ kỹ thuật biển xanh, tiên tiến và hiện đại, nhất là sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của cộng đồng quốc tế. Các quốc gia phát triển cần có trách nhiệm hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ. Các quốc gia đang phát triển cần phấn đấu sớm nắm vững khoa học kỹ thuật biển xanh và tiếp cận quản lý để chúng ta cùng nhau tiến ra biển với một tâm thế bình đẳng, cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của biển và đại dương.
“Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng, Việt Nam hiểu rõ giá trị của phát triển kinh tế đại dương bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu để vừa bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho mọi người dân, vừa làm tròn nghĩa vụ bảo vệ biển và đại dương cùng cộng đồng quốc tế cho các thế hệ mai sau. Chúng tôi sẽ nỗ lực hợp tác cùng các quốc gia trong việc giải quyết và ứng phó với các thách thức toàn cầu vì một biển xanh, trong lành và một nền kinh tế bền vững” – Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành hy vọng rằng những kết quả quan trọng tại hội nghị ngày hôm nay sẽ góp phần tăng cường kết nối, thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực để cùng chung tay, góp sức bảo vệ đại dương, bảo vệ tương lai của toàn nhân loại. Kết quả của hội nghị sẽ là tiền đề góp phần quan trọng cho Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc 2022 cũng như các hội nghị đối thoại quốc tế và khu vực.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, hội nghị quốc tế lần này là để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW về Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 cũng như cụ thể hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26 là đến năm 2050, Việt Nam sẽ phát thải ròng bằng 0.
Bên cạnh đó, hội nghị này cũng là cơ hội để truyền thông điệp với tất cả mọi người là Việt Nam đã có chủ trương, chính sách cam kết và sẽ thực hiện theo những cam kết đã đưa ra. Đồng thời, Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay cùng với Việt Nam để thực hiện những nội dung đã cam kết về phát triển bền vững kinh tế biển và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc UNDP Achim Steiner đã đánh giá cao những đóng góp, nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng báo cáo “Kinh tế biển xanh – hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”. Báo cáo đã chỉ ra các thách thức và 7 bài học quan trọng để xây dựng nền kinh tế biển xanh có khả năng chống chịu. UNDP hy vọng các bài học này sẽ được tiếp thu và áp dụng hiệu quả giúp cho Việt Nam giải quyết và ứng phó với các thách thức toàn cầu vì một biển xanh trong lành và một nền kinh tế biển bền vững.
Đồng thời, UNDP cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam nói riêng, tăng cường kết nối, thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực nói chung để cùng nhau chung tay, góp sức bảo vệ đại dương, bảo vệ tương lai của toàn nhân loại./.