Tập trung cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn,ínhsáchtíndụngưuđãichonhữnghộsảnxuấtcómứcsốngtrungbìnhđãđầyđủđội hình crystal palace gặp liverpool đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội “Kim chỉ nam” cho tín dụng chính sách Ưu tiên nguồn lực, bổ sung vốn kịp thời cho tín dụng chính sách |
Tín dụng chính sách góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Ảnh: NHCSXH |
Mới đây, cử tri tỉnh Thanh Hóa đã gửi kiến nghị đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành chính sách tín dụng ưu đãi về sản xuất, kinh doanh đối với những hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Trả lời cử tri về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình tín dụng chính sách triển khai qua Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm hỗ trợ về sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chính sách, bao gồm cả hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Trong đó, có thể kể đến một số chương trình nổi bật như: Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP; Chương trình tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg,...
Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 181/NQ-CP để bố trí bổ sung 24.876 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong đó có đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình có mức sống trung bình làm nông, ngư, diêm nghiệp.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, chính sách tín dụng ưu đãi về sản xuất, kinh doanh đối với những hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đã được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ và ban hành đầy đủ, đồng bộ.
Bộ Tài chính cũng cho biết, trường hợp các hộ gia đình có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có nhu cầu vay vốn có thể liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội để được xem xét vay vốn theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được tổ chức vào ngày 14/8/2024, 10 năm qua đã huy động được 238.338 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến nay đạt 373.010 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị, bình quân tăng trưởng nguồn vốn hằng năm đạt 10,8%.
Với nguồn lực lớn được huy động, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho trên 21 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 733.152 tỷ đồng, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.