Dòng người từ miền nam về quê trong những ngày qua. Ảnh: HOÀNG PHƯỚC
Con số thống kê nêu trên không cho biết là trong 25.000 người,ềquêrồisaonữtỷ số nigeria có bao nhiêu người là người lớn, người già, trẻ em, người trong độ tuổi lao động… Tuy nhiên, nhìn từng đoàn người “bồng bế” nhau lái xe máy trở về Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành trong cả nước trong những ngày vừa qua, chúng ta thấy phần lớn trong số họ là thanh niên, tức là người trong độ tuổi lao động.
Điều này nó phù hợp với thực tế lao động ở các nhà máy. Ở Thừa Thiên Huế, chúng ta sẽ nhận thấy điều này khi tan ca ở khu công nghiệp Phú Bài, Phú Vang, Hương Trà, Phong Điền… Hầu hết là nam nữ thanh niên. Từ đó, chúng ta có thể suy ra: Những người ly hương vào nam là để tìm kiếm việc trong thời gian trước đây. Họ có thể làm việc ở đó đã 10, 15, thậm chí là 20 năm. Làm chừng ấy thời gian, nhưng có vẻ như họ không tích lũy được nhiều? Cũng có thể trong thời gian tới sẽ là một giai đoạn khó khăn mới đối với nhiều người, đó là những người tuổi đã ngày càng lớn, không còn phù hợp với việc làm ở các nhà máy. Những người đã sống quá lâu và quen với việc làm ở thành thị chứ không quen việc làm ở nông thôn. Số liệu thống kê cũng cho biết, có hơn 1.000 người có nhu cầu xuất khẩu lao động. Như vậy còn khoảng chừng 15.000 người trở về quê chưa biết họ phải làm gì !?
Chắc chắn là có mấy việc này diễn ra mà các cấp ngành cần chuẩn bị sự quan tâm để hỗ trợ cho họ.
Những người đi làm công nhân trong các nhà máy ở phía nam phần lớn là người ở các vùng nông thôn. Giờ trở về quê, không biết họ đã tích lũy được bao nhiêu với nguồn thu nhập của “công nhân giá rẻ” (từ này được dùng cho cả thị trường lao động Việt Nam chứ không riêng gì Thừa Thiên Huế). Với mặt bằng vật giá cao ở các đô thị phía nam, có lẽ họ không tích lũy được nhiều. Giả sử như họ cần vốn để làm ăn, sản xuất ở nông thôn, buôn bán nhỏ… thì nguồn vốn kiếm từ đâu? Có thể từ các ngân hàng chính sách, các ban ngành, hội đoàn (như các hội Nông dân, Phụ nữ... đều có nguồn vốn cho vay) tìm cách hỗ trợ để họ được vay vốn. Đối với các ngân hàng thương mại, nếu không có tài sản thế chấp thì khó mà tiếp cận được đồng vốn của họ. Cho nên, một bài toán cũng cần sự hỗ trợ của gia đình bằng tài sản thế chấp.
Có vốn là một việc, nhưng không có đất thì làm gì được? Đây cũng là một bài toán khó khăn. Nông nghiệp là một ngành ít sinh lợi lại gặp nhiều rủi ro nên chuyện đi thuê đất để làm ăn lại càng rủi ro hơn. Vì vậy chính quyền ở nơi nào có thể, hỗ trợ cho họ bằng quỹ đất dự phòng 5%. Những vùng đất “khô cằn sỏi đá” lâu nay chẳng làm gì được thì có thể nghiên cứu đầu tư hạ tầng cần thiết để tạo thêm quỹ đất sản xuất. Rồi cũng phải tính toán khai thác thêm mặt nước đầm phá, công ăn việc làm trên sông hồ, trên biển. Tất cả những việc này cần phải đẩy mạnh đào tạo nghề.
Quan sát trên thị trường lao động vài năm nay, người viết bài này nhận thấy, khi thị trường xây dựng bùng nổ thì những nghề như thợ nề, thợ sắt, nhôm kính, thợ điện nước (gồm có thợ chính và thợ phụ) nhu cầu thị trường rất cao. Tất cả những nghề này đều phải cần được đẩy mạnh đào tạo.
Nói chung, về quê được trong đại dịch đã mừng. Nhưng tương lai chưa hẳn chỉ là những điều tốt đẹp đang chờ đón. Cả những người trở về (không có ý định quay trở lại nơi làm việc cũ), người thân, cộng đồng xã hội, chính quyền cùng chung tay gánh vác thì may ra bài toán lao động mới giải được.
Nguyên Lê