Empire777

Toàn bộ vốn Nhà nước đầu tư tại DN sẽ được giám sát chặt hơn sau khi có Luật điều chỉnh. Ảnh: S.T nice – lorient

【nice – lorient】Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn NN đầu tư vào DN

du an luat dau tu va quan ly von nn dau tu vao dn bai 2 khac phuc dau tu von dan trai

Toàn bộ vốn Nhà nước đầu tư tại DN sẽ được giám sát chặt hơn sau khi có Luật điều chỉnh. Ảnh: S.T

Giám sát toàn bộ vốn Nhà nước tại DN

Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN gồm 6 Chương,ựánLuậtĐầutưvàquảnlývốnNNđầutưvànice – lorient 54 Điều. Toàn bộ hoạt động đầu tư vốn, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN và giám sát các hoạt động này sẽ chịu sự điều chỉnh của dự án Luật. Luật tập trung điều chỉnh việc đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bao gồm cả việc DN này sử dụng vốn, tài sản của DN để đầu tư ra ngoài DN), quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN khác thông qua người đại diện.

Đối với hoạt động đầu tư vốn ra ngoài DN, để tránh việc đầu tư dàn trải, đồng thời để phù hợp với quyền chủ động sản xuất kinh doanh của DN, dự án Luật đã quy định nguyên tắc đầu tư vốn, tài sản, quyền sử dụng đất ra ngoài DN phải tuân thủ theo quy định của dự án Luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của DN.

Về bảo toàn vốn của DN, theo quy định hiện hành, việc quản lý vốn nhà nước phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đúng mục tiêu, có hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát và phải thực hiện công khai, minh bạch, cũng như gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào DN, nhưng chưa làm rõ trách nhiệm cá nhân trong trường hợp này. Kế thừa các nguyên tắc nêu trên và nâng cao trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và người quản lý của DN, dự án Luật đã bổ sung và quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trong việc bảo toàn vốn nhà nước, xác định rõ nguyên tắc “bảo toàn” vốn nhà nước tại DN.

Ngoài ra, Dự án Luật còn quy định nguyên tắc quản lý nợ phải thu, nợ phải trả theo hướng DN phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả; phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ; mở sổ theo dõi theo từng đối tượng... xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan đối với nợ phải thu không có khả năng thu hồi, nợ phải thu khó đòi; thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết; các khoản nợ phải trả mà không phải trả, không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập của DN.

Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN

Việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN được coi là một nội dung quan trọng của dự án Luật nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành và bổ sung các chế định mới. Đây cũng được coi là một nhiệm vụ chính trị của Nhà nước trong thời gian tới. Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN được quy định nhằm đảm bảo mục tiêu thu hồi vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN cũng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN.

Để đạt mục tiêu nêu trên, dự án Luật quy định cụ thể 3 hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN, gồm: Chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại DN; chuyển nhượng vốn nhà nước và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại DN. Riêng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là nội dung mới so với các quy định hiện hành, vì vậy dự án Luật đã cụ thể hóa nội dung về nguyên tắc chuyển giao như: Việc chuyển giao không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành sản xuất, kinh doanh chính của DN, đảm bảo khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đối với chủ nợ của DN; các trường hợp chuyển giao được thực hiện giữa các Bộ quản lý ngành, giữa các UBND cấp tỉnh, từ Bộ quản lý ngành về UBND cấp tỉnh hoặc ngược lại và từ Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh về DN có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hoặc ngược lại.

Giám sát của Quốc hội đối với DNNN

Nhằm mục tiêu giám sát chặt chẽ, phòng và chống việc thất thoát vốn, tài sản của nhà nước, của DN trong hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN, dự án Luật quy định nội dung giám sát và các hoạt động giám sát của Quốc hội, của đại diện chủ sở hữu của DN.

Giám sát của Quốc hội đối với DNNN là một nội dung mới nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc giám sát đại diện chủ sở hữu nhà nước, đại diện chủ sở hữu của DN, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và giám sát DN sử dụng vốn, tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN, Luật quy định rõ trách nhiệm phải thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên các DN thuộc quyền quản lý. Nội dung giám sát gắn với chiến lược phát triển DN; quản lý, sử dụng vốn, tài sản của DN; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN.

Nhằm mục tiêu minh bạch, thuận lợi để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, dự thảo Luật đã quy định việc lập và gửi báo cáo tài chính, báo cáo giám sát và công khai các báo cáo của DN, các báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN. Dự án Luật giao Chính phủ quy định việc công khai thông tin và công bố kết quả giám sát.

Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tổng tài sản hơn 2.569 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 1.019 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu đạt hơn 1.709 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 166,9 nghìn tỷ đồng, thu nộp NSNN hơn 200 nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, năm 2012- 2013, các DN nhà nước đã đóng góp khoảng 30% thu ngân sách Nhà nước và hơn 33% GDP, hơn 80% DN nhà nước có lãi, vốn chủ sở hữu tăng 26% so với năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 16,37%, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,52 lần.

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, trong phiên thảo luận lần đầu cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện để trình Quốc hội dự án Luật liên quan đến đầu tư vốn nhà nước tại DN để cùng với Luật Đầu tư công quản lý 2 khối tiền của nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư tại các tập đoàn, tổng công ty.

Minh Anh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap