【ty le keo nhà cai】Chỉ số Phát triển con người Việt Nam cải thiện mạnh mẽ
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai,ỉsốPháttriểnconngườiViệtNamcảithiệnmạnhmẽty le keo nhà cai Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) |
Thước đo sự phát triển của từng nền kinh tế, ngoài GDP, thu nhập bình quân đầu người, gần đây HDI được nhiều nước quan tâm. Bà có thể cho biết nguyên nhân vì sao?
HDI là một trong những chỉ tiêu tổng hợp, đo lường sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một địa phương do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) khởi xướng từ năm 1990 và đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tính toán, công bố thường xuyên.
Nói cách khác, HDI là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp khá toàn diện, không thuần túy dựa vào khía cạnh kinh tế như chỉ tiêu GDP, nên có khả năng phản ánh đầy đủ hơn động thái và thực trạng kinh tế - xã hội theo không gian và thời gian quan sát. HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe thể hiện qua tuổi thọ trung bình của người dân; tri thức thể hiện qua chỉ số giáo dục và thu nhập thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người. HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1, có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao; trái lại, càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.
Phát triển con người luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của hầu hết quốc gia trên thế giới. Ở khu vực ASEAN, luận điểm phát triển con người được khẳng định trong “Cam kết Tầm nhìn ASEAN 2025” về xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng đến con người và lấy con người làm trung tâm, người dân có được chất lượng cuộc sống cao hơn và hưởng các lợi ích của việc xây dựng cộng đồng.
Tại Việt Nam, việc nâng cao chỉ số HDI được Đảng và Nhà nước coi trọng như thế nào, thưa bà?
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 nhấn mạnh đến việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại. Huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu “Phát triển bền vững lấy con người làm trọng tâm” đã được ghi trong các nghị quyết của Đảng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh, mọi cơ chế, chính sách phải hướng đến chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; tạo điều kiện để nhân dân thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vậy chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nào trong nâng cao chỉ số HDI?
Trong 10 năm qua, HDI của Việt Nam không những cải thiện liên tục, mà từng bước vượt qua nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và sự phát triển con người nói riêng đạt được những thành tựu quan trọng. HDI đã tăng từ 0,682 năm 2016, lên 0,706 năm 2020.
Đảng và Nhà nước xác định, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người không chỉ là nguồn lực, mà hơn thế, còn là mục tiêu của sự phát triển. Với ý nghĩa quan trọng đó, trong hoạch định cũng như xây dựng các cơ chế, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước tập trung phát triển con người, lấy con người là trung tâm, là mục tiêu của sự phát triển. Nhờ đó, HDI của Việt Nam tiếp tục được cải thiện trong những năm vừa qua, bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19 đem lại. Cụ thể, HDI năm 2019-2023 đã đạt tương ứng 0,726; 0,737 và 0,746; thứ hạng HDI của Việt Nam trong khu vực chỉ đứng sau Singapore, Brunei, Malaysia và Thái Lan.
Theo bà, chỉ số thành phần nào trong HDI của Việt Nam đạt tiến bộ nhất?
Thước đo HDI, theo cách tính của UNDP gồm chỉ số sức khỏe thông qua tuổi thọ bình quân; chỉ số giáo dục được đo bằng dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết và tỷ lệ thanh thiếu niên theo học các cấp; thu nhập bình quân đầu người quy đổi ra sức mua tương đương.
Trong cả 3 chỉ số tính HDI, Việt Nam đều đạt được sự tiến bộ nhờ các chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân và tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tếrất cao (trên 94% dân số). Tương tự, với chỉ số sức khỏe, chỉ số giáo dục có xu hướng tăng đều đặn từ 0,641 năm 2019, lên 0,668 năm 2023. Xu hướng tăng trưởng này cho thấy sự cải thiện trong chất lượng giáo dục, khả năng tiếp cận giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Đối với sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia hay khu vực, giáo dục là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người dân trong dài hạn. Do đó, sự cải thiện trong giáo dục sẽ góp phần đáng kể vào nỗ lực nâng cao HDI của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2019-2023, Việt Nam còn đạt thành tựu rất đáng tự hào trong việc nâng cao thu nhập của người dân, thể hiện qua việc chỉ số thu nhập tăng từ 0,696 năm 2019, lên 0,742 năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, chỉ số thu nhập có tiềm năng trở thành yếu tố đóng góp chính vào sự phát triển con người của Việt Nam trong những năm tới.