Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tăng cường giám sát hoạt động tư vấn của đại lý | |
Gần 400 phản ánh về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng từ đường dây nóng của Bộ Tài chính | |
Phó Thống đốc NHNN: Nghiêm cấm hành vi “ép” khách hàng mua bảo hiểm |
Phải sốc lại thị trường bảo hiểm
Tại tọa đàm “Hợp tác giữa bảo hiểm - ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ” do Báo Tiền Phong và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức vào ngày 14/4/2023,Đảmbảokỷluậtkỷcươngthịtrườngvàbảovệquyềnlợibênmuabảohiểkết quả anh a bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, tại Việt Nam, sau khoảng gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ đến nay đã có 19 doanh nghiệp, cung cấp hơn 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Quyền lợi bảo hiểm cũng được mở rộng hơn, ngoài các quyền lợi bảo vệ còn có các quyền lợi về đầu tư, tích lũy, đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm yên tâm hưởng thụ cuộc sống và dự phòng các kế hoạch tài chính cho tương lai.
Theo bà Phương, với gần 14 triệu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 900.000 đại lý, người lao động, trong năm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 616.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm chi trả cho khách hàng lên tới 42.561 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng trở nên quen thuộc với người dân.
Tọa đàm “Hợp tác giữa bảo hiểm - ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ”. |
Tuy nhiên, với những vụ việc xảy ra gần đây, các chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm chúng ta cần phải sốc lại thị trường bảo hiểm.
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm nhấn mạnh, giao dịch bảo hiểm cũng là giao dịch dân sự, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng lợi ích các bên. Thời gian qua còn tồn tại hiện tượng một số nhân viên tín dụng gợi ý, chèo kéo khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, làm mất đi tính tự nguyện tham gia bảo hiểm của khách hàng.
TS. Trần Vũ Hải, Phó trưởng Phòng Khoa học, Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh, bảo hiểm liên kết ngân hàng phải nhìn cả mặt tích cực, tiêu cực. Điểm tích cực là xu thế chung trên thế giới, cung cấp đa dạng hơn sản phẩm tài chính ngoài mục đích bảo hiểm là đầu tư.
"Hoạt động của đại lý bảo hiểm cần chấn chỉnh, chuẩn hoá quy trình kiểm soát hoạt động. Trường hợp khách hàng như diễn viên Ngọc Lan chỉ là số ít. Rất nhiều đơn vị bảo hiểm thực hiện đúng, chuẩn. Đây là cơ hội đánh giá quy trình kiểm soát, quản lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước", TS. Hải cho hay.
Đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương thị trường bảo hiểm
Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, các quy định pháp luật về bảo hiểm đã tương đối đầy đủ, nên Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư, quy định, hướng dẫn, triển khai Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng phải tiếp tục rà soát lại thông tư nội ngạch để làm tốt hơn việc liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Hơn nữa, vị này cũng cho rằng, mẫu hợp đồng bảo hiểm cần đơn giản, ngắn gọn. Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm dài tới 100 trang, rất ít người dân đọc hết. Trong khi đó, ở nước ngoài, mẫu hợp đồng bảo hiểm rất đơn giản, có những điều khoản chỉ cần đánh dấu tích.
Cùng với đó, Chính phủ cần có chương trình quốc gia giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức về bảo hiểm của người dân. Ngược lại, bản thân các đại lý bảo hiểm cần rà soát lại, gia cố lại nhân viên của mình.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cũng khuyến nghị, doanh nghiệp nên rà soát quy trình thẩm định, phát hành hợp đồng bảo hiểm để có giải pháp xử lý kịp thời các phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng đại lý tư vấn bảo hiểm để hạn chế tình trạng đại lý tư vấn thiếu trung thực với khách hàng tham gia bảo hiểm thông qua các hình thức kiểm tra chéo chất lượng tư vấn của đại lý bảo hiểm, kịp thời giải đáp cho khách hàng các thông tin, thắc mắc về hợp đồng bảo hiểm trong thời gian cân nhắc bảo hiểm.
Về phía ngân hàng, bà Phạm Thị Phương cho rằng phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đối với hoạt động đại lý bảo hiểm, không chỉ đạo/định hướng cho nhân viên ngân hàng làm đại lý ép buộc người gửi tiền/vay vốn mua bảo hiểm dưới mọi hình thức; trường hợp nhân viên ngân hàng có vi phạm cần phải xử lý nghiêm. Cần ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn nhân viên thực hiện hoạt động đại lý, các biện pháp xử lý đối với các nhân viên thực hiện hoạt động đại lý trong trường hợp vi phạm.
Với cơ quan quản lý, bà Phương thông tin, Bộ Tài chính đã kịp thời nghiên cứu bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn về bán bảo hiểm qua ngân hàng nhằm tăng cường hơn nữa tính minh bạch, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý trong cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm.
“Đây cũng là thời điểm để thị trường bảo hiểm điều chỉnh sau một thời gian khá dài tăng trưởng nhanh chóng, phát triển chất lượng và bền vững hơn. Việc xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo hiểm không phải là quan điểm mà là trách nhiệm cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm phải thực hiện, nhằm đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương của thị trường và bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm nhấn mạnh.