Sản lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng bằng 173% sản xuất trong nước EU dự kiến điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng xuất khẩu của Việt Nam |
Giá thép giảm tạo áp lực tồn kho
Sau một nhịp hồi nhẹ trong quý 2 vừa qua,êuthụthépcuộncánnóngrơivềmứcthấpgiảmáplựccáchnàkết quả giải thụy sĩ giá thép thanh tương lai đã lao dốc mạnh và lần đầu xuống dưới 2.800 CNY/tấn, thấp nhất trong vòng 8 năm, kể từ năm 2016. Tương tự, giá thép cuộn cán nóng (HRC) tương lai cũng rơi về mức thấp nhất trong gần 4 năm, kể từ trung tuần tháng 10/2020.
Ở thời điểm hiện tại, chưa có nhiều tín hiệu cho thấy xu hướng đi xuống của giá thép có thể đảo chiều trong ngắn hạn. Ảnh: Thép Hoà Phát |
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình sản xuất, tiêu thụ thép HRC trong tháng 7 vẫn tiếp tục ảm đạm so với mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tiêu thụ thép HRC giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 578.000 tấn. Trong đó, xuất khẩu giảm sâu 42% xuống 217.360 tấn.
Tính chung 7 tháng qua, lượng tiêu thụ HRC gần như tương đương so với mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu giảm gần 29%. Năm nay, các doanh nghiệp tập trung cho việc bán hàng ở thị trường nội địa hơn là xuất khẩu. Trong cơ cấu thị trường tiêu thụ HRC, xuất khẩu chiếm 35%, giảm mạnh so với mức 50% của cùng kỳ năm ngoái.
Trong báo cáo phân tích mới đây của Công ty chứng khoán VCBS, cho biết doanh số xuất khẩu HRC tăng mạnh trong năm 2023 và quý I/2024 tuy nhiên sụt giảm vào quý II/2024. Nguyên nhân chủ yếu tới từ sự phục hồi sản xuất của nhà sản xuất nội địa cũng như gia tăng sự bảo hộ cho sản phẩm thép HRC tại một số nơi trên thế giới.
Trong một báo cáo công bố hồi cuối tháng 7, Hoà Phát cho biết sản lượng thép HRC quý II giảm 10% so với quý đầu năm đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Doanh nghiệp cho biết lượng thép HRC nhập khẩu giá thấp tràn vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh (6 triệu tấn, tăng gấp rưỡi cùng kỳ 2023 và vượt mức tăng trưởng toàn thị trường) gây nên sức ép lớn cho việc tiêu thụ thép HRC của Hòa Phát tại thị trường nội địa.
Giá thép giảm mạnh trong bối cảnh các doanh nghiệp thép vẫn còn lượng tồn kho khá lớn dù đã giảm sau quý II. Thời điểm 30/6, tổng giá trị tồn kho của ngành thép trên sàn chứng khoán ước tính vào khoảng 75.000 tỷ đồng, giảm khoảng 7.000 tỷ so với cuối quý 1 trước đó nhưng là mức cao thứ 2 trong vòng 7 quý trở lại đây.
5 doanh nghiệp là Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, VNSteel, Tôn Đông Á chiếm đến gần 90% tổng giá trị tồn kho toàn ngành thép trên sàn chứng khoán. Trong đó, riêng Hòa Phát đã chiếm hơn 53% với giá trị tồn kho tại ngày cuối quý II hơn 40.000 tỷ đồng (đã bao gồm cả trích lập dự phòng giảm giá). Hầu hết các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán đều giảm quy mô tồn kho sau quý II nhưng tồn kho hiện tại vẫn cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung trong năm 2023.
Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó
Ở thời điểm hiện tại, chưa có nhiều tín hiệu cho thấy xu hướng đi xuống của giá thép có thể đảo chiều trong ngắn hạn. Vì thế, các doanh nghiệp thép trong nước có lẽ trông chờ nhiều vào câu chuyện chống bán phá giá để kỳ vọng làm giảm bớt phần nào áp lực từ thép Trung Quốc lên thị trường nội địa.
Trọng tâm của các cuộc điều tra là HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ và tôn mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Công ty cổ phần chứng khoán Vietcap cho rằng khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá đối với HRC là khá thấp do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu HRC. Nhu cầu HRC hàng năm của Việt Nam là 12-14 triệu tấn, vượt xa nguồn cung trong nước (4-5 triệu tấn) và công suất tối đa trong nước là 8-9 triệu tấn.
Trong khi chờ quyết định từ Bộ Công Thương, ngành thép Việt Nam mới đây lại nhận một tin không vui. Ngày 8/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
Trong thông báo khởi xướng, EC đã cung cấp chi tiết các nội dung liên quan tới Bên yêu cầu, hàng hóa bị điều tra, cáo buộc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, cáo buộc về can thiệp giá nguyên liệu đầu vào.
Đồng thời, EC cũng thông tin về quy trình thủ tục điều tra và các thời hạn liên quan, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, hướng dẫn về các thủ tục tải và đăng tải tài liệu trên hệ thống điện tử TRON của EC.
Theo VCBS, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm HRC và tôn mạ tới từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc dự kiến sớm nhất sẽ có thể được ban hành vào tháng 10,11/2024.
VCBS đánh giá tác động của chính sách có khả thi và tạo sự ảnh hưởng nhất với sản phẩm HRC do sau khi Hoà Phát tăng công suất HRC từ dự án Dung Quất 2. Thị trường nội địa sẽ là nơi tiêu thụ chính, việc áp thuế chống bán phá giá có tác động lớn khi tới 60-70% tiêu thụ của ngành tới từ nhập khẩu.
VCBS cho rằng khả năng tiêu thụ được hàng của HPG phụ thuộc rất lớn vào chính sách phòng vệ thương mại với HRC Trung Quốc do thép giá rẻ cạnh tranh gắt gao với thép nội địa. Nhóm phân tích cho rằng có thể xảy ra tình trạng cung vượt cầu sau khi dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động nếu thuế chống bán phá giá không được áp dụng.
Do đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị VSA, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ các thông tin tài liệu gửi kèm, hợp tác đầy đủ toàn diện với EC để cung cấp các thông tin, tài liệu theo đúng thể thức và thời hạn quy định, thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Cục Phòng vệ thương mại.
Các chuyên gia nhận định, các quyết định chống bán phá giá nếu được thông qua sẽ có tác động nhất định đến giá thép cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Thời điểm này, rất khó để dự báo về quyết định cuối cùng và các doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó với tất cả trường hợp có thể xảy ra.