【kq zurich】Thế giới đánh giá cao thành công chống dịch và cơ hội của Việt Nam

TheếgiớiđánhgiácaothànhcôngchốngdịchvàcơhộicủaViệkq zuricho bài báo, thành công của Việt Nam trong việc xử lý đại dịch coronavirus đã được ca ngợi trên toàn cầu. Đến ngày 15/5/2020, tổng số người nhiễm Covid-19 được ước tính là 312 trường hợp và cả nước không có trường hợp tử vong nào.

Thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch được cho là nhờ một số biện pháp quyết đoán nhưng nghiêm khắc, bắt buộc thi hành, mà không bối rối như một số nước láng giềng trong ASEAN. Những biện pháp này bao gồm đóng cửa từ ngày 1/4/2020 (kéo dài chưa đầy một tháng), cách ly du khách quốc tế trong thời gian 14 ngày; nhớ lại, trong việc đối phó với dịch SARS năm 2003 Việt Nam cũng là quốc gia ASEAN làm tốt.

Thành công trong việc đối phó đại dịch Covid-19 của Việt Nam được đánh giá rất cao; Nguồn: asia.nikkei.com

Trong thực tế, Việt Nam - một quốc gia có dân số hơn 90 triệu người - đã ứng phó tốt hơn nhiều nước phát triển, cũng đã được công nhận trên toàn cầu. Việc xử lý hiệu quả đại dịch của Việt Nam được chú ý hơn do nước này có chung đường biên giới và liên kết kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Kinh tế

Trong khi Việt Nam đã có thể kiểm soát virus, giống như các quốc gia khác, nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng xấu. Tỷ lệ tăng trưởng được ước tính là 2,7% trong năm nay theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng Việt Nam đạt khoảng 1,5%, nhưng sẽ thoát khỏi suy thoái kinh tế). Ngay cả do hậu quả của đại dịch, Việt Nam có khả năng tăng GDP cao hơn nhiều so với các quốc gia ASEAN khác, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế không mạnh mẽ như đã quan sát thấy trong những năm trước (năm 2019, Việt Nam tăng trưởng 7,02%).

Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng và có thể thu hút được vốn FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) đáng kể vào sản xuất từ một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, và không chỉ phụ thuộc vào mỗi Trung Quốc. Năm 2019, cam kết đầu tư vào lĩnh vực sản xuất được ước tính 24,6 tỷ USD. Các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, lực lượng lao động hiệu quả và vị trí chiến lược của đất nước đã đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI và nổi lên như một trung tâm kinh tế, không chỉ trong khu vực châu Á mà trên toàn cầu.