Thực hiện xử lý nợ thống nhất trong toàn ngành Thuế | |
Xử lý nợ xấu vẫn khó khăn |
Theểnkhaixửlýnợkịpthờiđúngđốitượkeonhacai5.cono đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị thông báo và tổ chức cho cán bộ, công chức trong đơn vị nghiên cứu và triển khai thực hiện quy định tại Thông tư 69/2020/TT-BTC. Đồng thời, thông báo, tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Thông tư 69/2000/TT-BTC đến người khai hải quan và người nộp thuế.
Song song với đó, các đơn vị cần thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị quyết số 94/2014/QH14 và Thông tư 69/2020/TT-BTC.
CBCC Hải quan Nghệ An hướng dẫn DN nắm bắt các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Trong đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị rà soát, phân loại chính xác các trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ, khoanh nợ theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2012/QH14 và Nghị quyết số 94/2014/QH14. Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, các đơn vị lưu ý đối với các khoản thuế thuộc đối tượng xóa nợ tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13 phát sinh trước ngày 1/7/2020 thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 152 Luật số 38/2019/QH14: "...tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13...".
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần thu thập, xác minh thông tin, hoàn thiện hồ sơ và triển khai thực hiện khoanh nợ, xóa nợ đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định. Chủ động nghiên cứu, cập nhật tiến độ ban hành dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 để khi Nghị định được ban hành đảm bảo các trường hợp được khoanh nợ, xóa nợ đáp ứng đầy đủ điều kiện về hồ sơ, thủ tục.
Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị các đơn vị có văn bản báo cáo để Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện.