【số liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayern】Việt Nam cần có đối sách, đón đầu xu thế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Điểm đến các nhà đầu tư nước ngoài
TheệtNamcầncóđốisáchđónđầuxuthếthamgiachuỗicungứngtoàncầsố liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp bayerno số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/7, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% (so với cùng kỳ năm 2023). Trong khi đó, vốn FDI giải ngân đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4%.
Như vậy, cả vốn đăng ký và vốn thực hiện trong 7 tháng đều tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 10,8 tỷ USD, tăng 35,6%, vốn FDI đăng ký điều chỉnh đạt gần 5 tỷ USD, tăng 19,4%.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2024. Ảnh tư liệu minh họa. |
Kết quả này cho thấy, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, được các quốc gia, tập đoàn toàn cầu tin tưởng lựa chọn; trở thành địa chỉ mới trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải thiện.
Môi trường đầu tư của Việt Nam đang ngày càng thông thoáng và an toàn hơn. Nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp được thực thi hiệu quả. Nhà nước cũng luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. |
Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá rằng, Việt Nam đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI. Cụ thể là nền kinh tế tự do hóa, với rất nhiều hiệp định thương mại (FTA); lợi thế về chi phí vận chuyển như kết nối đường biển, đường hàng không, hàng hải,…Việt Nam cũng đang nỗ lực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; cũng như nỗ lực bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bà Sagarika Chandra - Giám đốc Đánh giá tín nhiệm quốc gia của Fitch Ratings tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và trở thành quốc gia đã ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn toàn cầu như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, EU… Dự báo FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024 và đạt mức tương đương hoặc cao hơn so với năm trước đó.
Thích ứng và đón đầu xu thế
Tối ưu hoá sản xuất, giảm chi phí, tối ưu hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro từ xung đột chính trị và chiến tranh thương mại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ quốc gia này sang quốc gia khác hiện là xu hướng khách quan đã và đang diễn ra. Trước xu hướng điều chỉnh và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có một số lợi thế để có thể tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như: Doanh nghiệp trong nước đông về số lượng nhưng nội lực tồn tại và năng lực cạnh tranh thấp. Công nghiệp phụ trợ non kém, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Công nghệ và phương thức sản xuất còn chưa thực sự tân tiến,...
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu vào một trong năm nhóm đối tác của chuỗi cung ứng; thiếu đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng; khả năng làm việc nhóm và hội nhập kém và tính chủ động trong việc thực hiện đầy đủ cam kết quy định trong các FTA chưa cao. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản trong chính sách và thực thi chính sách… |
TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, đã chỉ ra một số khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt đang gặp phải khi gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu là: việc đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe, yêu cầu cao về phương diện kỹ thuật, quản trị và thời gian giao hàng của doanh nghiệp đầu chuỗi.
Ngoài ra, hiện nay yêu cầu về sản xuất xanh từ thị trường quốc tế ngày càng cao, buộc các quốc gia khác khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu phải đẩy nhanh quá trình xanh hoá sản xuất. Để đáp ứng những yêu cầu trên, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều, trong khi đầu tư đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và phải liên tục đáp ứng yêu cầu của đầu chuỗi.
Như vậy, để đón đầu xu hướng, Việt Nam cần có đối sách, giải pháp kịp thời, đồng bộ, phù hợp, nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro, cũng như tận dụng tốt cơ hội của xu thế chuyển dịch, giúp Việt Nam có lợi thế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngay trên sân nhà, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Việt Nam có lợi thế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Nguyễn Lạc |
TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng Chính phủ cần điều chỉnh quy hoạch phát triển và chiến lược tổng thể về sản xuất - kinh doanh của từng vùng, từng ngành, lĩnh vực, từng bước xoá bỏ tình trạng phụ thuộc vào một vài thị trường, nhằm duy trì sản xuất khi diễn ra đứt gãy chuỗi cung ứng và bất ổn địa chính trị.
Đồng thời, chúng ta cần xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược độc lập, tự chủ của nền kinh tế nhằm nâng cao sức chống chịu và khả năng cạnh tranh; thích ứng linh hoạt, hiệu quả với những biến động tình hình quốc tế, khu vực và trong nước.
Ngoài ra, Việt Nam cần nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện về nền tảng vật chất và lực lượng lao động để đón đầu, tham gia và phát triển các loại hình và sản phẩm dịch vụ mới trong xu hướng thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, chính sách, cơ chế, vốn cần được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển đội tàu vận tải biển, đặc biệt là đội tàu vận tải biển container để Việt Nam tham gia phân khúc vận tải đường dài, vươn ra các châu lục, phù hợp với xu hướng vận tải biển quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia sâu rộng các FTA trong xu thế toàn cầu hoá và tự do thương mại quốc tế. Vì vậy, khi xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch diễn ra, các nước lớn điều chỉnh chính sách kinh tế sẽ tác động rất mạnh và toàn diện đến kinh tế Việt Nam.
Bà Sagarika Chandra cho biết, Việt Nam đang đón làn sóng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, điện tử và có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này mở ra cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút FDI công nghệ cao. Do đó, để thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần phải có môi trường kinh doanh cạnh tranh vượt trội so với những quốc gia khác. Các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh cần thực thi quyết liệt và hiệu quả hơn.
Việt Nam cần đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh để giúp giảm gánh nặng về thủ tục, tuân thủ đúng pháp luật, cũng như ít gặp rủi ro hơn. Những hoạt động này giúp tăng tính hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Trong bối cảnh các nước đang cạnh tranh rất mạnh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và thu hút được đầu tư từ các tập đoàn lớn, Việt Nam cũng cần nâng cao đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế xanh. Đây chính những vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm” - bà Sagarika Chandra chia sẻ.