Ba phi hành gia Tang Hongbo,ếnđibộkhônggianđầutiênởtrạmvũtrụmớicủaTrungQuốsoi keo bong da duc Nie Haisheng và Liu Boming đã đến trạm vũ trụ Thiên Cung vào tháng 6, bắt đầu chuyến lưu trú 3 tháng trong không gian, sứ mệnh dài nhất của một phi hành đoàn Trung Quốc từ trước đến nay.
Theo báo RT, sáng 4/7, Liu và Tang đã bước ra khỏi module chính của trạm Thiên Cung, thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian đầu tiên trong số 2 cuộc đã lên lịch trong sứ mệnh của họ. Một cánh tay cơ khí được sử dụng để di chuyển một phi hành gia quanh phía ngoài trạm vũ trụ, trong khi phi hành gia còn lại tự trèo quanh phía ngoài cabin mà không có trợ giúp.
Hoạt động đặc biệt của họ ngoài Trái đất đã được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc, với cảnh quay cho thấy hai phi hành gia mở cửa cabin và ra khỏi module. Một máy quay gắn trên mũ bảo hiểm của một phi hành gia cũng cung cấp góc nhìn trực tiếp, độc đáo về chuyến đi bộ ngoài không gian.
Tuy nhiên, hoạt động không chỉ mang tính trình diễn. Cặp đôi đã rời trạm để nâng máy quay toàn cảnh được gắn bên ngoài module chính và kiểm tra các tính năng của cánh tay robot thuộc trạm. Nhiệm vụ dự kiến kéo dài 6 - 7 giờ.
Module chính của Thiên Cung đi vào vận hành từ tháng 4. Việc triển khai trạm vũ trụ mới diễn ra khi Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng sự hiện diện của họ trong không gian. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc đã lên kế hoạch thực hiện tổng cộng 11 lần phóng phi thuyền vào không gian tính đến cuối năm 2022, trong đó có thêm 3 sứ mệnh thám hiểm có người lái.
Thêm nhiều module cũng sẽ được lắp ghép vào trạm Thiên Cung nhằm tiếp nhận các phi hành đoàn đông người hơn.
Chuyến đi bộ ngoài không gian diễn ra một tuần sau khi Trung Quốc công bố cảnh quay từ sứ mệnh Thiên Vấn 1 lên sao Hỏa. Các đoạn video, trong đó một số có kèm âm thanh cho thấy quá trình đổ bộ của tàu thám hiểm Zhurong và các hoạt động của nó trên bề mặt hành tinh đỏ.
Tuấn Anh
Trung Quốc công bố video mới về cuộc thám hiểm sao Hỏa
Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc (CNSA) vừa công bố các đoạn video mới do robot tự hành Chúc Dung của nước này ghi lại trong sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa mang tên Thiên Vấn 1.