【kết quả ngoại hạng anh sáng nay】Nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất

Bộ Công Thương diễn tập ứng phó sự cố hóa chất năm 2023 Supe Lâm Thao tổ chức thành công diễn tập ứng phó sự cố hóa chất 2023 Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2023

Theângcaohơnnữanănglựcquốcgiaứngphósựcốhoáchấkết quả ngoại hạng anh sáng nayo Cục Hoá chất, Bộ Công Thương, hệ thống pháp luật quản lý hóa chất hiện được xây dựng một cách tương đối đồng bộ, từ luật cho đến nghị định và thông tư. Trong đó quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Quy định này đã kế thừa, học hỏi kinh nghiệm quản lý vấn đề trên từ các nước, tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới, trong đó chủ chốt là Luật Ceveso của châu Âu về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý hóa chất từ Trung ương đến địa phương đã được xây dựng một cách đồng bộ. Ở Trung ương, Cục Hóa chất Bộ Công Thương là đơn vị nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc các bộ, ngành có liên quan tại 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Công Thương là cơ quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hóa chất một cách toàn diện.

Nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất
Cục Hóa chất phối hợp tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất năm 2023 tại Nhà máy sản xuất Amon Nitrat - Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình

Để việc thực thi pháp luật được đảm bảo diễn ra một cách nhuần nguyễn, công tác tập huấn cho cán bộ quản lý của Cục Hoá chất, các Sở Công Thương cũng được đẩy mạnh; việc phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức cho các doanh nghiệp cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cũng được tiến hành thường xuyên.

Cũng theo Cục Hoá chất, Luật Hóa chất mới chỉ đề cập tới công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ở cơ sở, tại các nhà máy, dự án hóa chất. Trên thực tế đã xảy ra những sự cố quy mô lớn. Để khắc phụ những tồn tại trên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg năm 2023 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, trong đó giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.

Ngay sau khi Chỉ thị được ban hành, Bộ Công Thương đã ban hành các hướng dẫn việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh. Sau khi xảy ra thảm họa môi trường Formosa, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc và Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.

Thực hiện quy định này, thời gian qua các địa phương đã có một số hoạt động tích cực trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, hầu hết các tỉnh đã triển khai xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và phê duyệt.

Nhiều địa phương trên cả nước đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức diễn tập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, hoặc tổ chức diễn tập kết hợp với ứng phó sự cố tràn dầu, một số tỉnh đã triển khai diễn tập như: Hà Nội, Phú Thọ, Lào Cai, Đà Nẵng, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Thái Bình...

Nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tháng 8/2022.

Mặc dù đã rất sát sao và nghiêm túc trong triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương trong việc ứng phó với sự cố hoá chất. Tuy nhiên, do hoạt động hóa chất luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn, sự cố hóa chất có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, khi xảy ra sự cố hóa chất luôn đi liền với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường xung quanh. Đặc biệt là những sự cố lớn dẫn đến những thảm họa cháy nổ, hoặc phát tán lượng lớn hóa chất độc hại ra môi trường. Do vậy, theo quan điểm của Cục Hoá chất, cần nâng cao hơn nữa năng lực ứng phó với sự số hoá chất; xây dựng các Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa từ việc trang bị các phương tiện cảnh báo, các phương tiện ứng phó, huấn luyện an toàn hóa chất cho đến việc thường xuyên diễn tập các tình huống sự cố hóa chất.

Cục Hóa chất cũng đề xuất sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý hóa chất, học tập kinh nghiệm quốc tế về đánh giá rủi ro để áp dụng vào quản lý hóa chất tại Việt Nam. Hiện tại. Cục đang tích cực chuẩn bị công tác sửa Luật Hóa chất, trong đó dự kiến xây dựng một số điều về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất quy mô cấp tỉnh, luật hóa Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và bãi bỏ một số quy định trùng lắp trong các văn bản có liên quan.

Bên cạnh đó triển khai đồng bộ các giải pháp: Tăng cường phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ theo các văn bản quy phạm quản lý hóa chất hiện hành; kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa chất; kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất.

Năm 2023, Cục Hoá chất đã triển khai những hành động thiết thực để nâng cao nhận thức, năng lực quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Trong đó, chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thái Bình tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất năm 2023 tại Nhà máy sản xuất Amon Nitrat - Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình; tổ chức hội thảo hướng dẫn quy trình xử lý ứng phó sự cố hóa chất nguy hiểm tại đơn vị và doanh nghiệp tại Cần thơ và Hải Phòng; phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất, phổ biến các quy định Nhà nước ban hành về an toàn hóa chất cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng tờ rơi, sản phẩm truyền thông nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức về nguy cơ sự cố hóa chất, tác hại và biện pháp phòng tránh.