【kết quả cúp c2 đêm qua】Mở cửa trường học: Đối diện thiếu nhân viên y tế trường học

Mở cửa trường học: Nhìn từ kinh nghiệm các nước
Mở cửa trường học: Thích ứng an toàn,ởcửatrườnghọcĐốidiệnthiếunhânviênytếtrườnghọkết quả cúp c2 đêm qua linh hoạt
Mở cửa trường học
Mở cửa trường học: Đối diện thiếu nhân viên y tế trường học
Nhân viên y tế trường học phải đảm trách nhiều công việc liên quan đến công tác phòng chống dịch trong trường học. Ảnh: Nguyễn Trang

Thiếu và yếu

Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố đang thiếu 423 nhân viên y tế trường học, trong đó riêng khối trung học cơ sở thiếu 88 người. Nguyên nhân do từ năm 2015, thành phố tạm dừng tuyển dụng nhân viên y tế tại trường học công lập. Chính vì vậy, từ đầu tháng 11/2021 khi học sinh ở các huyện ngoại thành Hà Nội bắt đầu trở lại trường học tập thì việc thiếu nhân sự phòng, chống dịch tại các trường đã thiếu lại càng thiếu. Nhiều trường đã giao nhiệm vụ phòng chống dịch cho giáo viên và bảo vệ.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 16/2, toàn ngành giáo dục ghi nhận 162.917 ca mắc Covid-19, trong đó có 27.677 cán bộ, giáo viên; 135.244 học sinh, sinh viên, trẻ em. Đặc biệt là sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm Covid-19 tăng mạnh, gồm: Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%)... Tình hình trên đã dẫn đến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến vì phát hiện có ca F0 trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trường.

Hiện một nhân viên y tế trường phải đảm trách việc kiểm tra các lớp về công tác phòng dịch, hỗ trợ nhắc nhở học sinh việc khử khuẩn tay, đeo khẩu trang, không tập trung đông người hàng ngày, tuyên truyền phòng, chống dịch… Đơn cử như trường THCS Phú Châu (Ba Vì, Hà Nội), hiện chỉ có một nhân viên y tế. Theo thầy Nguyễn Văn Nghiệp, hiệu trường trường THCS Phú Châu, để khắc phục tình trạng thiếu nhân viên y tế, với các phần việc không đòi hỏi chuyên môn như đo nhiệt độ, phân luồng di chuyển hay nhắc nhở giãn cách nhà trường "đành" phân công cho giáo viên, bảo vệ làm kiêm nhiệm.

Không chỉ riêng Hà Nội, nhiều trường học trên cả nước cũng thiếu nhân viên y tế. Năm học 2021-2022, trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Đứa Mòn (Sông Mã, Sơn La) có 547 học sinh, trong số đó có 377 em diện bán trú, tuy nhiên trường không có nhân viên y tế chuyên trách. Thầy Nguyễn Quốc Tú, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường phải phân công thành viên trong ban giám hiệu phụ trách mảng y tế và phối hợp với trạm y tế xã hỗ trợ trường phân loại thuốc thường như: Đau bụng, đau đầu, sốt…

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng thừa nhận, nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.

Cần sớm bổ sung

Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế trường học của các địa phương đang bức thiết, đặc biệt học sinh đã trở lại trường khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Theo ông Trần Thế Cương, để giải quyết tình trạng thiếu nhân viên y tế trường học, ngành Giáo dục Thủ đô cùng với Sở Nội Vụ tiếp tục tuyển nhân viên y tế. Đối với những trường hợp chưa kịp tuyển dụng, trường có thể được ký hợp đồng với các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đó là y sỹ về y tế để đảm bảo chăm sóc y tế trong trường học. Ngoài ra, trường cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã để chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện các dấu hiệu liên quan đến tình hình nhiễm bệnh để có các phương án kịp thời phòng chống Covid-19.

Ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, Bộ đã có hướng dẫn các địa phương rà soát, sắp xếp, bổ sung nguồn lực cho công tác y tế trường học; đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục có đầu mối y tế trường học thường trực để triển khai các nhiệm vụ phối hợp với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch, tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách để các cơ sở giáo dục chưa có nhân viên chuyên trách y tế trường học có thể hợp đồng tạm thời (6 tháng) với y tế cơ sở, y tế tư nhân hoặc người có trình độ chuyên môn y khoa để thực hiện nhiệm vụ thường trực phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký quyết định phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của chương trình này là đến năm 2025, 100% chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại hệ thống y tế trường học trong các cơ sở giáo dục, xây dựng cơ chế quản lý và phương thức hoạt động y tế trường học phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương; 100% cơ sở giáo dục có nhân viên phụ trách công tác y tế trường học (nhân viên chuyên trách hoặc phân công nhân viên kiêm nhiệm theo dõi công tác y tế trường học) hoặc ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với cơ sở y tế ở địa phương.