游客发表

【cách đánh phỏm】Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế

发帖时间:2025-01-10 08:06:23

Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê

* GS.TS Hoàng Văn Cường, ủy viên ủy ban tài chính - ngân sách của quốc hội khóa XV:

Chính sách tài khóa là động lực đưa nền kinh tế Việt Nam vượt bão

Trước năm 2022, kinh tế Việt Nam trải qua một năm đầy sóng gió và nhiều thách thức cam go. Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa chiếm phần lớn trong gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua vào đầu năm 2022, có ý nghĩa rất quan trọng để đưa kinh tế Việt Nam vượt lên, không lỡ nhịp đà phục hồi kinh tế thế giới.

Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế
GS.TS Hoàng Văn Cường

Nói chính sách tài khóa đóng vai trò trụ cột là bởi vì gói hỗ trợ Chương trình phục hồi với tổng nguồn lực hỗ trợ lên tới 347 nghìn tỷ đồng (nếu tính cả phần lãi suất của các khoản được giãn, hoãn đóng thì nguồn lực hỗ trợ lên đến trên 400.000 tỷ đồng), lớn hơn nhiều lần so với các gói hỗ trợ chúng ta đã triển khai trước đây. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ như các năm trước về giãn, hoãn, nghĩa là tạm thời chưa thu vào ngân sách nhà nước (NSNN), lần này sự hỗ trợ trực tiếp thông qua các chính sách giảm các khoản thu vào NSNN và tăng nguồn lực đầu tư các nguồn. Nếu trước đây chúng ta tập trung giảm thuế trực thu (như thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn, khủng hoảng), thì lần này, giảm thẳng vào thuế gián thu, ở đây là thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Bên cạnh đó, chúng ta có gói hỗ trợ lãi suất 2%, thực hiện theo cách thức “chọn bỏ”, tức là chỉ quy định ai không được hưởng, còn lại đều nghiễm nhiên được hưởng. Chính sách vừa công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế hơn, vừa giúp việc triển khai các gói hỗ trợ thuận lợi hơn. Với cách làm kể trên, hầu hết người dân và phần lớn doanh nghiệp đều được hưởng các chính sách hỗ trợ vì giảm thuế GTGT, thì cứ ai đi mua hàng hóa tiêu dùng đều được hưởng lợi từ giảm thuế. Giảm lãi suất cũng vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn đều được hưởng hỗ trợ lãi suất, do đó, mức độ lan tỏa của chính sách hỗ trợ là rất lớn.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát trên thế giới tăng cao, Việt Nam lại là nước có quan hệ xuất nhập khẩu lớn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, NSNN bị ảnh hưởng, doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng.

Tôi cho rằng, Việt Nam đã rất thành công trong điều hành chính sách mấy năm qua. Chúng ta đã không vội vàng thực hiện những chính sách giật cục mà tạo ra sự thích ứng dần dần, không tạo nên những cú sốc đối với nền kinh tế.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng giãn, hoãn các nghĩa vụ thuế, phí và nhiều chính sách vẫn đang tiếp tục triển khai. Hiệu quả của nhóm chính sách này là đã giúp làm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Tôi cho rằng, chính sách tài khóa vẫn là cốt yếu cho điều hành nền kinh tế và ổn định vĩ mô hiện tại.q

* PGS.TS Trần Hoàng Ngân, ủy viên ủy ban kinh tế của quốc hội khóa XV:

Chính sách tài khóa tiếp tục giữ vai trò tiên phong hỗ trợ nền kinh tế

Năm 2022, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, chưa có tiền lệ. Chúng ta phải đối mặt với những áp lực căng thẳng cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ukraine kéo dài; lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước, chúng ta đối mặt với áp lực lạm phát tăng cao. Giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng cao, rồi tình hình thiên tai bão lũ ngày càng bất thường.

Có thể nói, công tác điều hành của Chính phủ gặp muôn vàn khó khăn, nhưng toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc, năng động, ứng phó với tình hình. Nhờ nỗ lực đó, nên chúng ta đã có những kết quả rất đáng trân trọng.

Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế
PGS.TS Trần Hoàng Ngân

Đáng mừng là thu NSNN đã vượt dự toán ở mức cao và dành đủ nguồn lực chi cho phòng chống dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, bão lũ, chi an sinh xã hội và cho con người.

Tôi đánh giá cao ngành Tài chính trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, đã đảm bảo được nguồn thu ngân sách để có nguồn lực thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả đó là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của ngành Tài chính. Kết quả đó rất đáng trân trọng, bởi vì có tăng thu mới có được nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp (DN), người dân. Cũng như chúng ta có nguồn lực để quyết định cắt giảm các loại thuế liên quan đến xăng dầu, ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát. Nhờ đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số lạm phát ở mức thấp.

Đúng là thời gian qua có rất nhiều khó khăn, thử thách đối với đất nước nói chung và ngành Tài chính nói riêng. Đặc biệt, thị trường trái phiếu có những diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành, triển khai kịp thời các giải pháp để ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư và để lành mạnh hóa thị trường. Bộ Tài chính đã điều hành rất tốt trong thời gian qua. Về công tác thu NSNN, Bộ Tài chính đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm tránh thất thu thuế, thu đúng, thu đủ về ngân sách. Chúng ta tìm nguồn để tăng thu chứ không tận thu. Bên cạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ thuế, phí, lệ phí cho người dân và DN, thì cần phải triển khai các biện pháp nhằm tăng thu ngân sách, có như vậy mới có nguồn để chi cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh cũng như các nhiệm vụ đã có trong dự toán.

Thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta tiếp tục nắm bắt tình hình, phát huy hơn nữa những thành quả đạt được, dự báo tốt và tiếp cận với thị trường quốc tế để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tiếp tục chủ động nghiên cứu ban hành chính sách để đảm bảo mục tiêu tài chính đất nước, tài chính dân cư phát triển, đảm bảo phát triển hài hòa, mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng DN an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho ngân sách và cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài. Đến nay, chính sách tài khóa cơ bản đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ của mình hết sức hiệu quả, trên nền tảng đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô trước áp lực lạm phát, bất ổn của kinh tế toàn cầu. Từ đó vực lại niềm tin kinh doanh cho DN, thu hút đầu tư và tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

Trong thời gian tới, chính sách tài khóa cần tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển. Theo đó, cần tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, phân tích các bối cảnh, tình hình, rủi ro có thể tác động đến kinh tế vĩ mô, được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời để phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước. Ngoài ra, cần sự phối hợp hết sức nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ứng phó với nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu.

* Ông Trần Văn Lâm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khoá XV:

Các chính sách tài khóa được Bộ Tài chính thực hiện nhanh và hiệu quả trong thực tiễn

Thành công lớn nhất trong năm qua đó chính là Quốc hội, Chính phủ đã “phản ứng nhanh”, kịp thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất vào đầu năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô lên đến 347.000 tỷ đồng và nhiều cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Nhờ đó, dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế đang phục hồi và phát triển tích cực. Đây là quyết sách đúng, trúng và kịp thời. Đến nay nhiều chính sách về tài khóa đã được Chính phủ triển khai hiệu quả, các gói hỗ trợ được thực hiện trong 2 năm (2022-2023) nhưng đã giải ngân được 2/3 tổng số tiền.

Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế
Ông Trần Văn Lâm

Các chính sách tài khóa được Bộ Tài chính thực hiện rất nhanh và đã đi vào thực tiễn, không có gì vướng mắc. Tôi cho rằng, những chính sách tài khóa đang được triển khai là phù hợp và đóng góp rất tích cực cho quá trình phục hồi của kinh tế đất nước.

Thời gian tới, tôi cho rằng, việc đảm bảo sự bền vững tài khóa trong trung và dài hạn thông qua cải cách hệ thống chính sách thuế cần phải được xem là một trong những ưu tiên chính sách của Việt Nam.

Chính phủ, Bộ Tài chính cần tổ chức nghiên cứu kỹ, toàn diện để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật về thuế và quản lý thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được ban hành theo Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn, tạo động lực cho nền kinh tế tăng trưởng chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Bộ Tài chính cần rà soát, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời có hiệu quả các giải pháp chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế để kịp thời giảm áp lực tăng giá và giảm chi phí sản xuất cho DN, hỗ trợ cho các DN khắc phục các khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và sự gia tăng giá cả của các nhóm hàng là tư liệu sản xuất gây ra, đặc biệt là giá xăng dầu.

Cùng với đó, cần phát huy được một cách hiệu quả vai trò đòn bẩy của chính sách thuế trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước phát triển hài hóa, cân đối theo hướng bền vững gắn với việc thực hiện các mục tiêu về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Qua đó, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN trong dài hạn.

Trong năm 2023, tôi cho rằng, cần tiếp tục hỗ trợ DN để tạo đà cho phát triển. Nhiều chính sách hỗ trợ DN theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội vẫn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, nhưng dư địa không còn nhiều. Thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp áp dụng cho năm 2023. Tôi được biết, Bộ Tài chính đã có phương án để thực hiện, như: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm tiền thuê đất...

Tuy nhiên, về lâu dài, các chính sách thuế cần quán triệt các chủ trương, định hướng tại các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội. Theo đó, cần cơ cấu theo hướng bền vững hơn, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách.

* Ông Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khoá XV:

Chính phủ, Bộ Tài chính đã rất linh hoạt trong điều hành

Dịch bệnh trong năm 2022 đã bớt căng thẳng đi nhiều, nhưng chúng ta phải đặt trong bối cảnh 2 năm trước đó, ngân sách đã phải “căng” ra dành nguồn lực lớn cho chống dịch, cũng như các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp. Tôi đánh giá cao sự chủ động của ngành Tài chính trong đề xuất các khung chính sách về tài khóa, một mặt kiểm soát được tỷ lệ bội chi nhưng lại huy động, điều chỉnh được các khoản thu - chi cho cân đối ngân sách, cùng với chính sách nới lỏng thông qua miễn, giảm thuế, phí. Chính phủ đã tiếp sức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong điều kiện bức tranh thu ngân sách cứ hẹp dần lại.

Chính sách tài khóa phát huy vai trò trụ cột của nền kinh tế
Ông Lê Thanh Vân

Tuy nhiên, đòi hỏi của thực tiễn rất phong phú và cao hơn nhiều. Ví dụ như nguồn lực phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ phía Nhà nước thông qua miễn, giảm thuế phải sâu hơn nữa. Song, nếu không cẩn trọng thì chính sách hỗ trợ đó sẽ tác động đến thu ngân sách. Đây là bài toán căn cơ, một mặt hỗ trợ được cho nền kinh tế thông qua sản xuất kinh doanh, mặt khác lại đảm bảo cho thu, chi cân đối trong dự toán, không sụt giảm quá mức, do đó Chính phủ và Bộ Tài chính đã rất linh hoạt trong điều hành.

Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng, tiềm lực thực sự của chúng ra về ngân sách không lớn, quy mô nhỏ hơn so với các cường quốc khác. Tương tự như vậy, nếu so sánh thì quy mô hỗ trợ của họ hơn ta rất nhiều. Trong khi, chúng ta còn đang gặp khó khăn trong cân đối ngân sách, thì dịch bệnh tàn phá, áp lực chi rất lớn.

Thu thì giảm, chi lại tăng, vậy câu hỏi đặt ra là chính sách tài khóa nên điều hành như thế nào? Nếu tiếp tục hỗ trợ thông qua giảm thuế, phí, thì nguồn thu sụt giảm. Nguồn thu giảm, đòi hỏi tăng chi, không chỉ cho đầu tư công, chi thường xuyên cũng tăng, như vậy quá áp lực đối với ngành Tài chính nói riêng, Chính phủ nói chung và với Quốc hội nữa. Câu chuyện đặt ra là, nếu tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa bằng cách giảm sâu và lâu các khoản thuế, phí, sẽ tác động mạnh đến nguồn thu.

Do đó, theo tôi, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có nới lỏng, nguồn lực xã hội giảm đi, nhu cầu tăng vốn cho đầu tư công cao, thì không thể thắt chặt quá mức, nhưng nới lỏng quá, cũng không được. Trong điều hành, chúng ta phải điều hành tỉnh táo, đó là nới lỏng có kiểm soát. Nền kinh tế cũng vậy, tác động vào đâu, bơm vốn ra ngoài như thế nào, tôi cho rằng, cần kích hoạt vào các ngành sản xuất ra hàng hóa, tạo giá trị lưu thông, kích hoạt tiêu dùng. Chỉ có nới lỏng, kích hoạt vào các ngành then chốt của nền kinh tế mới mong phục hồi và phát triển.

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 được Quốc hội giao mục tiêu cho Chính phủ là 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Để đạt được mục tiêu này cũng không dễ trong bối cảnh dự báo còn nhiều khó khăn trong năm này. Bởi vì theo quy luật, chúng ta phải có giai đoạn phục hồi, sau đó mới tăng tốc phát triển.

Thời gian tới, cần tập trung vào một số nhóm giải pháp trọng tâm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đó là, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở các cấp. Bên cạnh đó, tập trung rà soát, sửa đổi thể chế; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất và lưu thông; cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là vốn đầu tư công. Chúng ta cần xác định rõ, cơ cấu vốn đầu tư công theo hướng tập trung vào những công trình trọng điểm và những công trình còn dang dở, đồng thời, cần giữ nguyên kỷ luật đầu tư công.

Trong điều hành chính sách tài khóa, không chỉ thận trọng trong điều chỉnh miễn giảm mà còn phải tính đến điều chỉnh, miễn giảm cho đối tượng nào, giúp họ thực sự có năng lực khôi phục sản xuất kinh doanh, cùng với các thành phần kinh tế khác mới nâng thể trạng nền kinh tế lên được. Đồng thời, phải tính toán độ trễ của chính sách. Chính sách tài khóa, tiền tệ kết hợp hài hòa, một bên bơm tiền có kiểm soát, một bên nới lỏng các giải pháp thuế phí có kiểm soát, độ trễ phải vài ba tháng, lúc đó, mới có khả năng tăng thu về cho ngân sách.

Với chính sách thuế, đôi khi thực hiện miễn giảm thuế lại kích thích tiêu dùng, số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp về ngân sách lại tăng. Đó là bài toán ngành Tài chính cần tính toán kỹ, nghĩa là các chính sách thích ứng với biến đổi trong đại dịch.

    热门排行

    友情链接