【kết quả bóng đá indo hôm nay】Tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội là cần thiết
Sáng 14/3,ănglươngchocánbộcôngchứcviênchứcHàNộilàcầnthiếkết quả bóng đá indo hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, để có cơ sở cho việc tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, Thường trực Ủy ban này và các cơ quan xin báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, định hướng về một số nội dung; trong đó có việc quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm (Điều 9, Điều 35).
Biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình cả nước
Về quản lý biên chế, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc có cơ chế để thành phố Hà Nội được chủ động hơn về biên chế, bảo đảm khả năng hoàn thành các nhiệm vụ, quyền hạn được giao là cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý biên chế đang được thực hiện tập trung, thống nhất theo Quy định số 70 của Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Chính trị là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổng biên chế và biên chế dự phòng của hệ thống chính trị, quyết định cụ thể biên chế theo nhiệm kỳ 5 năm của các cơ quan, tổ chức, địa phương.
Do đó, ông Tùng đề nghị chỉnh lý dự thảo luật theo hướng giao HĐND TP xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội.
Việc này cần bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Về quy định thu nhập tăng thêm, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan thấy rằng, việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.
Việc này cũng tương đồng với chính sách đặc thù đang được Quốc hội cho thí điểm thực hiện tại TP.HCM và một số địa phương khác để giúp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô bảo đảm đời sống, yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô.
Do đó, ông Tùng đề nghị giữ nội dung này như Chính phủ trình để báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 tới đây.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, hiện nay các cơ quan hữu quan đang khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương và Nghị quyết số 104/2023 của Quốc hội, nên vấn đề này cần được đặt trong tổng thể cải cách tiền lương mới của cả hệ thống chính trị nói chung.
Vì vậy, các ý kiến này đề nghị không quy định về thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô trong dự thảo luật.
Do vấn đề này còn có ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Pháp luật kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Không có vấn đề phải băn khoăn
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc quy định về chế độ thu nhập tăng thêm sẽ không có vấn đề phải băn khoăn trong trong tổng thể cải cách tiền lương mới.
"Bởi chủ trương theo nghị quyết của Trung ương là địa phương cân đối được ngân sách thì có thể chi cao hơn, tất nhiên là quy định mức nào cho hợp lý", Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị cân nhắc việc chi thu nhập tăng thêm cho một số cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn Hà Nội như TP.HCM đã làm.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất rằng cần quy định trong luật và cần báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền; đồng thời lưu ý một số ý kiến về giải quyết thu nhập tăng thêm cho một số cơ quan ngành dọc trên địa bàn TP Hà Nội.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội; trong đó, đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 điều, bỏ 6 điều, bổ sung mới 2 điều ).