【bong da so du lieu】Ngành Tài chính: Tiếp tục ưu tiên các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
Nhiều kết quả tích cực từ công tác phòng ngừa tham nhũng của ngành Tài chính | |
Ngành Tài chính: 9 tháng luân chuyển 3.832 cán bộ để phòng ngừa tham nhũng | |
Ngành Tài chính: Kiểm soát tài sản thu nhập để phòng ngừa tham nhũng | |
TP.HCM: Chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng |
Năm 2019,ànhTàichínhTiếptụcưutiêncácgiảiphápphòngngừathamnhũbong da so du lieu các cơ quan, tổ chức của Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 506 đơn vị. Ảnh: S.T. |
Thực hiện luân chuyển cán bộ
Trong nhiều năm trở lại đây, Bộ Tài chính quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Một trong số đó là hoàn thiện các quy chế đảm bảo thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng trong hoạt động quản lý tài chính ngân sách và quản lý nội ngành. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính đều đã xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm giúp cho cán bộ, công chức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Thống kê đến hết năm 2019, các cơ quan, tổ chức của Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 506 đơn vị. Kết quả kiểm tra đã góp phần kịp thời phát hiện, chấn chỉnh công tác kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Hầu hết cán bộ, công chức ngành Tài chính nghiêm túc chấp hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, không có thái độ cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan.
Một giải pháp nữa cũng được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính thực hiện là chỉ đạo các đơn vị trong ngành Tài chính thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức theo 4 hình thức. Cả năm 2019, trong phạm vi toàn Ngành, các đơn vị của Bộ Tài chính đã thực hiện luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí và điều động 15.855 lượt công chức, trong đó: Tổng cục Thuế 11.901 lượt; Tổng cục Hải quan 2.320 lượt; Kho bạc Nhà nước 1.602 lượt; Tổng cục Dự trữ Nhà nước 32 lượt,...
Cùng với những giải pháp nói trên, việc cải cách hành chính, đổi mới khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước tiếp tục được Bộ Tài chính tích cực triển khai. Đây là một trong những định hướng “dài hơi” nhằm tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân; đồng thời hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa cán bộ công chức với doanh nghiệp, người dân – căn cơ để ngăn ngừa phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Giám sát người đứng đầu đơn vị
Nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), khắc phục những hạn chế yếu kém để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này, theo ông Trần Văn Vượng – Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt.
Trước hết là đẩy mạnh việc rà soát để đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội có liên quan đến các lĩnh vực, chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; ngân hàng; đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục, y tế,...; phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Cùng với đó là tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu PCTN, lãng phí. Nhất là các định mức, tiêu chuẩn, chế độ về quản lý, sử dụng NSNN, quản lý sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài chính doanh nghiệp, chế độ về tặng quà và nhận quà tặng theo quy định của Luật PCTN.
Việc nâng cao năng lực hoạt động của cấp ủy các cấp, thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối về công tác PCTN, góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Đặc biệt, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, PCTN; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh các vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với công chức, viên chức vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm trong quá trình thực thi công vụ; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là trong công tác tuyển chọn, quy hoạch bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn chính trị, thủ tục, nguyên tắc quy định nhằm chủ động phòng ngừa tiêu cực trong nội bộ và tăng cường đảm bảo nội bộ đơn vị đoàn kết, trong sạch.
Cũng theo Thanh tra Bộ Tài chính, các biện pháp quản lý, kiểm soát nội bộ sẽ được đẩy mạnh để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị mình. Ví dụ như: Công bố công khai địa chỉ thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc thi hành công vụ, nhiệm vụ, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng “tham nhũng vặt”.
Biện pháp cuối cùng cũng quan trọng nhất là tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các kết luận, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện các quy định, quy chế về công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với thủ trưởng các đơn vị để xảy ra sai phạm, cá nhân công chức có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, thiếu dân chủ và có sai phạm trong công tác quản lý cán bộ.