【nhận định mc tối nay】Mạnh tay xử lý doanh nghiệp sữa lách luật

Nhiều doanh nghiệp sữa vẫn lách luật

Sau hơn hai tháng kể từ ngày Bộ Tài chính ra quyết định áp trần giá sữa,ạnhtayxửlýdoanhnghiệpsữaláchluậnhận định mc tối nay người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi thực sự từ quy định này khi nhiều nhãn hàng “núp” dưới tên khác để lách luật.

 

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp sữa lách luật áp trần bằng cách thay tên đổi họ các mặt hàng sữa

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp sữa lách luật áp trần bằng cách thay tên đổi họ các mặt hàng sữa. Ảnh: Báo Quảng Nam

Một bất cập của thị trường sữa Việt hiện nay là 25 mặt hàng sữa được Bộ Tài chính quy định áp trần giá sữa dường như đã “bốc hơi” khỏi thị trường. Thay vào đó là những sản phẩm có mẫu mã mới được thay tên đổi họ kèm lời quảng cáo thành phần chất dinh dưỡng linh hoạt hơn, cao hơn nhưng thành phần hầu như không khác gì mẫu mã cũ. Tuy nhiên, giá cả lại chênh lệch từ vài chục ngàn đến cả trăm ngàn đồng.

Ngoài ra, rất nhiều cửa hàng sữa còn không công bố công khai bảng niêm yết giá sữa trên kệ hàng như quy định.

Bộ Tài chính mạnh tay xử lý sai phạm

Trước tình trạng vẫn còn nhiều doanh nghiệp lách luật sau áp trần giá sữa, Bộ Tài chính đã nỗ lực để có những biện pháp bình ổn giá một cách nhanh chóng.

Sau khi công bố 30 sản phẩm bản chất là sữa bột đã “thay tên, đổi họ” nhằm né tránh quy định áp giá trần bán lẻ, Bộ Tài chính đã công bố, cần phải khẩn trương rà soát, trả lại đúng tên gọi cho các sản phẩm này và áp giá trần theo đúng quy định đã giúp thị trường sữa bột ổn định trở lại.

Sau khi Bộ Tài chính có quyết định bình ổn giá sữa bột, một số doanh nghiệp sữa đã lách luật bằng cách thay tên đổi họ để không bị áp giá trần. Hàng chục sản phẩm dạng sữa đã nhanh chóng đổi sang những tên gọi khác nhau như thức ăn công thức; thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng hay đặc biệt bổ sung vi chất dinh dưỡng; sản phẩm dinh dưỡng hay dinh dưỡng công thức… thậm chí đổi thành thực phẩm bổ sung sản phẩm dinh dưỡng. Điều này khiến dư luận không khỏi lo lắng về việc quyết định bình ổn giá sữa cho trẻ em của Bộ Tài chính sẽ bị vô hiệu hóa.

 

Cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ sữa

Cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ sản phẩm sữa giúp thị trường sữa dần đi vào ổn định. Ảnh: Báo Hà Nội mới

Thế nhưng, trái với sự phản ứng chậm chạp trước những biến tướng của giá sữa trước đây, các cơ quan chức năng quản lý giá và chất lượng sữa đã nhanh chóng xác minh những nghi vấn dư luận đã nêu về việc sữa bột “đổi tên, lách luật”. = Sau khi công bố danh sách 30 sản phẩm sữa vào diện bình ổn giá, Bộ Tài chính đã yêu cầu sở tài chính các địa phương thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ, đăng ký giá, niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Các địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền, cập nhật thông tin về giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để người dân cùng giám sát.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để rà soát danh mục sản phẩm sữa và thực hiện quản lý nhà nước về giá. Bên cạnh đó, Bộ cùng với Bộ Công thương triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mức giá bán lẻ tối đa, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết..

Sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của các ngành chức năng có liên quan thời gian qua đã giúp thị trường sữa dần đi vào ổn định.

Theo đó, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong tháng 7 đã ổn định hơn so với tháng 6 và giảm khoảng 0,3-34% so với thời điểm trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá.

Với sự quản lý chặt chẽ của Bộ Tài chính, hy vọng giá sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ được kiểm soát chặt hơn nữa, giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi mua và sử dụng mặt hàng này.

Nguyễn Dung (T/h)

 

Giá sữa có giảm như mong đợi?