【keo thuy si】Thủ tướng: Công nhân kỹ thuật cao là tài sản, vốn quý quốc gia
Công nhân kiến nghị,ủtướngCôngnhânkỹthuậtcaolàtàisảnvốnquýquốkeo thuy si Bộ/ngành/doanh nghiệp nêu giải pháp
Là người đầu tiên đặt câu hỏi tại cuộc đối thoại, anh Đinh Đăng Toàn (Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú) chia sẻ một số ngành nghề đặc trưng mà ngành giáo dục chưa đáp ứng được. Kỹ thuật viên nhiều ngành nghề phải thuê nước ngoài, tốn nhiều tiền trả lương. Nhân lực Việt Nam chỉ tự thân học hỏi kinh nghiệm là chính chứ chưa được đào tạo bài bản.
"Ngành giáo dục phải xem xét, hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều khi công nhân phải bỏ tiền túi ra để thực hiện sáng kiến cải tiến nhưng chính sách khen thưởng chưa phù hợp, điều này không tạo động lực cống hiến cho họ”, anh Toàn bày tỏ.
Cùng suy nghĩ ấy, anh Nguyễn Xuân Quang (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) cho rằng việc đổi mới đào tạo công nhân, nhất là công nhân chất lượng cao là cần thiết. Việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, chúng ta đã làm nhưng chưa đi vào thực chất. Trong khi đó, hệ thống quản lý điều hành ngày càng phức tạp. Do vậy, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có chính sách tạo điều kiện cho người công nhân nâng cao trình độ.
Chị Trần Thị Lan Anh (Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng Đông) đề xuất: "Mọi sáng kiến của công nhân lao động dù nhỏ hay lớn nên luôn được quan tâm nuôi dưỡng. Chính phủ cần xem xét xây dựng những trung tâm để hỗ trợ, làm bệ đỡ cho ý tưởng của anh em công nhân, biến ý tưởng thành hiện thực”.
Theo ông Phan Anh Hây (Công ty TNHH Unilever Việt Nam), cuộc cách mạng 4.0 sẽ hình thành thêm một lớp công nhân kỹ thuật cao. Do vậy, Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao, kéo theo nhu cầu tuyển dụng và sử dụng công nhân kỹ thuật cao.