(HG) - Chiều ngày 20-4,ănglựcdựbocảxem trực tiếp bóng dá tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Tại điểm cầu Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh tham dự.
Tại điểm cầu Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh tham dự hội nghị.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong năm 2022, tình hình thiên tai trên thế giới và khu vực diễn ra rất phức tạp, nhiều trận thiên tai xuất hiện với quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng và vượt mức lịch sử gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Thiên tai năm 2022 đã làm 30.700 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế trên 224 tỉ USD.
Chủ động hơn nữa trong công tác dự báo, cảnh báo từ sớm để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Ở nước ta, thiên tai bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai, trong đó có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê. Thiên tai năm 2022 đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỉ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021). Từ đầu năm 2023 đến nay, xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận giông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển, trong đó ngay cuối tháng 3-2023 đã xảy ra nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ tại Hòa Bình. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỉ đồng.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai chỉ rõ một số hạn chế trong thời gian qua.
Điển hình là vẫn còn thiệt hại đáng tiếc về người trong thiên tai do chủ quan, bất cẩn trong khi diễn biến thiên tai cực đoan, bất thường, thiệt hại về người do lốc, sét chiếm tỷ lệ lớn. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp; phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó của các địa phương chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện. Việc thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã có nơi còn hình thức, công tác vận hành hồ chứa còn bị động. Nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu, mới đáp ứng khoảng 20-30% nhu cầu thực tế của các địa phương; chưa có dòng ngân sách riêng để chủ động khắc phục hậu quả thiên tai.
Hội nghị đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Bên cạnh đó là các giải pháp căn cơ, lâu dài trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương cần có sự đầu tư tốt hơn cho những vùng bị ảnh hưởng sau khi thiên tai xảy ra. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, nhất là một số loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn. Ưu tiên bố trí ngân sách để đầu tư nâng cấp hạ tầng phòng, chống thiên tai. Chủ động hơn nữa trong công tác dự báo, cảnh báo từ sớm để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.
Tin, ảnh: KỲ ANH