【nhận định hạng 2 pháp】Myanmar trên cương vị Chủ tịch ASEAN: Cơ hội và thách thức
Về cơ hội, việc đảm nhận chức chủ tịch ASEAN trước tiên sẽ cho phép Naypyidaw tiếp tục mở cửa đất nước hơn nữa, đồng thời Chính phủ Myanmar khẳng định sẵn sàng tiếp nhận kinh nghiệm của các nước cựu chủ tịch và các nước khác trong ASEAN. Myanmar cũng sẽ điều phối đối thoại ASEAN - Mỹ, nhờ vậy có cơ hội đặc biệt để củng cố quan hệ với Mỹ. Theo Ủy ban Đầu tư Myanmar, đầu tư từ Mỹ tăng sẽ giúp nền kinh tế Myanmar đa dạng và linh hoạt hơn, tạo sự cân bằng hơn về địa chính trị, thu hút thêm các nhà đầu tư phương Tây.
Trở thành chủ tịch ASEAN, cùng với đó là cuộc tổng tuyển cử năm 2015 đang đến gần sẽ khiến Myanmar có động lực chính trị mạnh mẽ để thúc đẩy cải cách trong một số lĩnh vực. Chẳng hạn, trong thời gian diễn ra SEA Games 2013, mạng Internet di động 4G tốc độ cao đã được thiết lập ở nhiều địa điểm khác nhau, mặc dù chỉ trong thời gian tương đối ngắn và có giới hạn tiếp cận.
Bên cạnh hàng loạt cơ hội là những thách thức lớn đối với Myanmar, trong đó có yêu cầu cấp bách về việc đạt đồng thuận trong khu vực khi mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang đến gần. Cương vị chủ tịch ASEAN của Myanmar đang được các nước láng giềng Đông Nam Á theo dõi chặt chẽ, bởi 2014 là một năm quan trọng với cả Naypyidaw và ASEAN. Myanmar sẽ phải thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, có tư duy độc lập trong khi vẫn đảm bảo sự đoàn kết khu vực, đồng thời phải chèo lái khéo léo mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Ngoài ra, Myanmar còn phải giải quyết xung đột tôn giáo - sắc tộc nội bộ một cách toàn diện.
Bài thử thách năng lực sớm đã đến với Myanmar trong SEA Games vừa qua. Mặc dù đáp ứng khá tốt yêu cầu an ninh, Myanmar vẫn yếu trong các lĩnh vực khác như thiếu chỗ ở, kết nối Internet hạn chế, giao thông yếu kém, thiếu nguồn điện năng đáng tin cậy. Bộ Thể thao nước này đã phải dùng cả máy phát điện trong thời gian diễn ra SEA Games do không tin tưởng vào điện lưới quốc gia.
Trà Mi