您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【lịch bóng đá tối hôm nay】Ngành dệt may: Nỗ lực nâng cao giá trị gia tăng

Empire7772025-01-10 15:51:40【World Cup】6人已围观

简介Xuất khẩu tăng trưởng chậmNăm 2016, xuất khẩu dệt may tăng chậm hơn các năm trước, chỉ đạt khoảng 28 lịch bóng đá tối hôm nay

Ngành dệt may: Nỗ lực nâng cao giá trị gia tăng

Xuất khẩu tăng trưởng chậm

Năm 2016,ànhdệtmayNỗlựcnângcaogiátrịgiatălịch bóng đá tối hôm nay xuất khẩu dệt may tăng chậm hơn các năm trước, chỉ đạt khoảng 28,3 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD so với năm 2015. Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), 2016 là năm hết sức khó khăn đối với ngành Dệt may Việt Nam do nhu cầu toàn cầu suy giảm, tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn, giá cả hàng hóa xuống thấp.

Thực tế, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm trên quy mô toàn cầu đã tác động xấu đến ngành Dệt may Việt Nam. Ngay cả thị trường xuất khẩu vốn được kỳ vọng nhiều và có mức tăng trưởng cao trước đây là Hoa Kỳ cũng chỉ đạt mức tăng trưởng rất thấp so với năm 2015. Các thị trường xuất khẩu dệt may khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không có nhiều khả quan.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp (DN) dệt may vẫn phải chịu thuế ở một số nước với mức cao; đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và cả những nước xuất khẩu dệt may mới nổi như Campuchia. Năm 2016, một loạt đơn hàng gia công đơn giản, không yêu cầu chất lượng cao đã bị chuyển sang Bangladesh, Campuchia, Myanmar…

Trong khi đó, DN trong nước đang bị cạnh tranh quyết liệt khi một số quốc gia trong khu vực đã có hàng loạt thay đổi về chính sách hỗ trợ cho dệt may phát triển. Cụ thể, Campuchia có Hiệp định thương mại tự do với EU được hưởng thuế suất 0%, trong khi đó hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang chịu mức thuế 19,6%; Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu chính như xơ, sợi từ 5% xuống 2,5%; Pakistan áp dụng chế độ thuế 0% đối với nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và năng lượng phục vụ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu…

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may dự kiến đạt 30 tỷ USD. Bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu, ngành sẽ tập trung phát triển thị trường nội địa, chú trọng khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm; xây dựng hệ thống phân phối, đồng thời phát triển phương thức phân phối hiện đại như bán hàng online...

“Thực tế trên khiến Bộ Công Thương giảm mục tiêu xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2016 từ 30 tỷ USD xuống 29 tỷ USD. Tuy nhiên, dù đã hạ mục tiêu nhưng xuất khẩu năm 2016 vẫn chỉ tăng 5% so với năm 2015. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây” - ông Lê Tiến Trường nhìn nhận.

Linh hoạt trong sản xuất, tăng lượng hàng ODM

Năm 2017 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn với ngành Dệt may Việt Nam. Ông Lê Tiến Trường cho biết, nhu cầu tiêu dùng dệt may thế giới vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Bên cạnh việc giảm giá, các nhà nhập khẩu đưa ra kế hoạch đơn hàng rất ngắn hạn. Những năm trước, các đơn hàng thường kéo dài 5-6 tháng, nhưng hiện nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3 tháng. Do thời gian đặt hàng ngắn, đòi hỏi DN phải linh hoạt, uyển chuyển theo thị trường và phải phản ứng rất nhanh mới đáp ứng được.

Ngành dệt may: Nỗ lực nâng cao giá trị gia tăng
Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng của ngành Dệt may trong năm 2017

Hơn nữa, do đơn hàng ngày càng giảm, DN cũng cần chuyển dần từ sản xuất gia công sang các hình thức sản xuất có hàm lượng giá trị giá tăng cao hơn như FOB, ODM - xuất khẩu hàng may mặc bao gồm cả thiết kế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh năng lực giao dịch, đáp ứng nhanh mọi yêu cầu của nhà nhập khẩu từ chào hàng, giao hàng cho đến các dịch vụ cung ứng khác. Mặt khác, do nhu cầu thị trường suy giảm nên DN phụ thuộc vào trung gian sẽ bị giảm sức cạnh tranh. Do vậy, DN cần tìm kiếm khách hàng trực tiếp, giảm dần xuất khẩu qua trung gian, nhằm “mua tận gốc, bán tận ngọn”, giảm thiểu chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh, giành thế chủ động cao hơn trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.

Theo ông Lê Tiến Trường, các DN dệt may cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, thị trường ngách để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đặc biệt, liên kết chặt chẽ trong phát triển thị trường, nhằm hạn chế việc phá giá, triệt tiêu lẫn nhau.

Tập trung phát triển thị trường nội địa

Ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng giám đốc Vinatex - cho biết, các hiệp định thương mại tự do được đánh giá là mang lại cơ hội lớn cho DN trong nước nhưng thực chất sẽ mang tới áp lực hai chiều. Chẳng hạn, ngay năm đầu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, DN Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng 70% ưu đãi thuế quan, 10 năm sau là 99%. Đổi lại, hàng hóa từ EU vào Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi tương tự. Trong khi đó, năng lực sản xuất nội khối của EU rất lớn, chất lượng sản phẩm lại cao, điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ với DN dệt may trong nước. “Đó cũng là lý do phát triển thị trường trong nước được coi là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành dệt may trong năm 2017” - ông Hoàng Vệ Dũng nhấn mạnh.

Ông Hoàng Vệ Dũng cho rằng, thị trường dệt may nội địa của Việt Nam có quy mô khá lớn từ 4 - 5 tỷ USD. Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua, các DN ngành Dệt may đã nỗ lực đầu tư cho sản xuất, mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị phần. Nhờ đó, lượng hàng dệt may tiêu thụ nội địa tăng trung bình 10 - 15%/năm.

Đáng chú ý, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ngành Dệt may đã chú trọng nhiều hơn đến khâu thiết kế thời trang. Các thương hiệu đã được khẳng định của ngành Dệt may Việt Nam như: S.pearl của Tổng công ty Đức Giang, Grusz của Tổng công ty May 10, Merriman của Tổng công ty Hòa Thọ, Mattana của Tổng công ty Nhà Bè… đã liên tục tung ra các mẫu thiết kế mới bắt kịp xu hướng thời trang thế giới, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Ông Hoàng Vệ Dũng nhận định, đây là bước đi đúng hướng của ngành Dệt may, tập trung vào khâu thiết kế mẫu mã để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

很赞哦!(21)