【bongdanet live】Ham hố chỉ thêm phiền

Thí sinh xem thông tin tuyển sinh năm 2019 tại một trường ĐH thuộc ĐH Huế. Ảnh:Hữu Phúc

Trong kỳ tuyển sinh năm ngoái,ốchỉthêmphiềbongdanet live một trường thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh gọi đến 2.500 thí sinh nguyện vọng 1 nhưng chỉ có 60% thí sinh nhập học. Bất ngờ hơn nữa khi một trường khác, cũng ở thành phố Hồ Chí Minh, gọi gần 5.000 thí sinh trúng tuyển nhưng khi kết thúc chỉ có 1.500 thí sinh làm thủ tục nhập học.

Trước năm 2015 cũng có thí sinh ảo khi nhiều em thi vào nhiều trường đại học và đều trúng tuyển dẫn đến có sự lựa chọn. Song, thí sinh ảo chỉ trở thành nỗi lo và vấn nạn kể từ khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập chung với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để mang tên kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia. Kể từ đây, thí sinh dựa vào điểm thi này để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và xét tuyển vào đại học.

Đăng ký nhưng không học đại học là chuyện bình thường. Đáng nói là việc thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng chỉ được phép chọn một. Qua số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2019 cho thấy, 650.000 thí sinh đã đăng ký hơn 2,5 triệu nguyện vọng xét tuyển. Trung bình, mỗi thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là 3,94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký nhiều nhất lên tới con số 50 nguyện vọng xét tuyển. Nghĩa là, chỉ riêng thí sinh này đã gây phiền, ít nhất với 49 nguyện vọng ảo.

Giải quyết vấn nạn thí sinh ảo, ngành giáo dục và đào tạo cùng các trường đại học đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý. Đáng chú ý là việc lọc ảo theo quy trình chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo hay theo nhóm trường, giúp các trường đưa ra điểm chuẩn phù hợp, tránh tình trạng điểm chuẩn quá cao (không có người học) hay quá thấp (người đăng ký vào học vượt quá chỉ tiêu). Ngoài ra, là các biện pháp ngăn ngừa “cổ điển”, như chỉ nhận giấy báo điểm gốc để tránh tình trạng thí sinh gửi hồ sơ đi nhiều trường, gây ảo.

Vẫn còn có nhiều vấn đề đặt ra trong xét tuyển, song giải quyết bài toán “thí sinh ảo” có vai trò đặc biệt của thí sinh. Quy chế tuyển sinh không hạn chế số nguyện vọng, nhưng thí sinh cần cân nhắc xem xét kỹ từng nguyện vọng trước khi đăng ký, phải đảm bảo các nguyện vọng đăng ký phù hợp với năng lực của mình nhưng cũng phải là những ngành mình mong ước để đảm bảo được làm công việc yêu thích hoặc phù hợp với năng lực, khi đã trúng tuyển không phải cân nhắc việc có nên nhập học hay không.

Tại thời điểm này, chưa có kết quả thi trung học phổ thông Quốc gia và còn cơ hội điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký, về cơ bản thí sinh nên chọn cả 3 trường/nhóm trường: Nhóm trường cao hơn năng lực trung bình của thí sinh một chút; nhóm trường hoàn toàn phù hợp với năng lực của thí sinh và nhóm thấp hơn so với năng lực để phòng những rủi ro khi thi cử. Ngoài ra, thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng cũng cần cân nhắc kỹ. Về cơ bản, nguyện vọng thí sinh yêu thích hơn sẽ được đặt lên trên để đạt được các mục đích trên.

Các thí sinh phải nhớ kỹ, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học là công việc nghiêm túc. Đăng ký là để hy vọng trúng tuyển và cũng là để chọn trường học, ngành học mà mình yêu thích và có đủ năng lực học tập và làm việc sau này. Ham hố đăng ký quá nhiều nguyện vọng chỉ gây phiền và làm rắc rối cho các trường học, ngành học mà mình không muốn hay không có khả năng theo học mà thôi.

Đan Duy