Yếu tố sáng tạo từ văn hóa,ạođểgiatăngsứcmạnhmềmvănhoacuteaViệhướng dẫn đọc kèo bóng đá biến tài nguyên văn hóa thành sản phẩm thu hút công chúng, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội đã được nhiều địa phương thực hiện thành công, tạo ra sức hấp dẫn, thương hiệu cho nhiều điểm đến. Đặc biệt, nhiều di sản tưởng như đã bị bỏ quên, nay đã "thức giấc" bởi chính sự sáng tạo đầy tính nghệ thuật, tâm huyết của cộng đồng. Cũng có nghĩa là cộng đồng đang chung tay phát huy giá trị, làm gia tăng sức hấp dẫn của "sức mạnh mềm" văn hóa Việt Nam.
Đánh thức những di sản đang "ngủ say"
Năm 2019, Hà Nội - thành phố đầu tiên ở nước ta trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo (lĩnh vực thiết kế), chính thức tham gia quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo làm nền tảng phát triển bền vững.
Từ đó đến nay, Thủ đô ngàn năm văn hiến đã từng bước khẳng định sức sáng tạo không ngừng nghỉ của thành phố hơn một ngàn năm tuổi. Nổi bật nhất là Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội được bắt đầu từ năm 2021.
Năm 2023, lễ hội có chủ đề "Dòng chảy" tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế - cộng đồng - sáng tạo, góp phần đánh thức các di sản mang giá trị văn hóa đặc sắc; tái thiết di sản công nghiệp thành không gian hữu ích, đem lại giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội.
Lễ hội gồm hơn 60 hoạt động văn hóa, giới thiệu 4 công trình kiến trúc, 20 trưng bày và triển lãm, 20 hội thảo, tọa đàm, 9 hoạt động nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng, hội chợ sáng tạo... Tiêu điểm nổi bật nhất là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm cũ kĩ được "phù phép", những nhà xưởng, kho bãi đã trở thành không gian sáng tạo nghệ thuật đầy màu sắc, thu hút đông đảo công chúng.
Một chuyến tàu "Hành trình di sản" kết nối các ga Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, qua cầu Long Biên lịch sử đã kết nối du khách với nhiều biểu tượng di sản của Thủ đô với những bức tranh, không gian văn hóa, âm nhạc... Ban tổ chức tăng cường các toa tàu nghệ thuật đặc biệt thông qua triển lãm "Chuyển động ngoại biên #2", "Thí điểm kiến trúc và sắp đặt không gian ga" với sự tham gia của các nghệ sỹ đã mang đến không gian trải nghiệm độc đáo cho du khách.
Cùng với đó, lần đầu tiên, tháp nước Hàng Đậu mở cửa đón khách tham quan với triển lãm sắp đặt "Nước và di sản tháp nước Hàng Đậu"... Không gian này được thiết kế để mang lại trải nghiệm cho du khách thông qua âm thanh và ánh sáng, khẳng định vai trò của nước trong cuộc sống, sự gắn kết giữa con người với tự nhiên, khơi dậy ý thức giữ gìn môi trường tự nhiên. Triển lãm sắp đặt này đã góp phần "đánh thức" một di sản đô thị đang "ngủ say" nhiều năm qua.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 đã thu hút 230.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Sau 12 ngày tổ chức (từ ngày 17 đến 28-11), đã có 26.000 vé tàu trải nghiệm "Hành trình di sản" được bán ra. Thực tế cho thấy, số lượng vé vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Tháp nước Hàng Đậu (Bốt Hàng Đậu) cũng thu hút 30.000 lượt khách...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nêu rõ: Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội diễn ra hàng năm với các chủ đề "Khơi nguồn sáng tạo" (2021), "Sáng tạo và công nghệ" (2022), "Dòng chảy" (2023) đã phát huy tiềm năng thế mạnh của Thủ đô, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hướng đến kết nối, mở rộng hợp tác trong các lĩnh thiết kế sáng tạo và công nghiệp văn hóa, hướng tới giới trẻ, thực hiện cam kết với UNESCO khi gia nhập Mạng lưới Thành phố sáng tạo. Thành công của lễ hội là minh chứng rõ nét cho thấy chủ trương đúng đắn của Hà Nội về khai thác nguồn lực văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Các chuyên gia văn hóa cũng cho rằng, chính sách di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đang để lại di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Lễ hội đã tạo ra nhiều trải nghiệm từ việc biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo, dịch vụ, sản phẩm mới, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Công nghiệp văn hóa Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững.
Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Ramla Khalidi khẳng định: Lễ hội không chỉ tôn vinh nguồn lực văn hóa sáng tạo phong phú của Thủ đô. Qua đó, mỗi người đều có thể nhìn nhận cách phát triển các nguồn lực văn hóa đã và đang đem lại sức sống mới cho thành phố. Hà Nội đã chứng minh cho thấy văn hóa là động lực cho phát triển kinh tế -xã hội khi huy động nguồn năng lượng trẻ dồi dào để đổi mới, biến Thủ đô thành nơi trải nghiệm văn hóa tốt hơn cho mọi người.
Hướng đột phá trong phát triển kinh tế tri thức
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ: Tháng 9-2016, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã ra đời. Đây là một nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc đổi mới thể chế, tháo gỡ nút thắt, thay đổi nhận thức để hình thành khung chính sách để tạo ra sự đổi thay, hội nhập của các ngành công nghiệp văn hóa. Quá trình triển khai Chiến lược cho thấy, khung chính sách đã thể hiện được khả năng bảo vệ, phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, từng bước quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.
Văn hóa đã đóng góp xuyên suốt vào nhiều mục tiêu phát triển bền vững như thành phố sáng tạo, công việc ổn định và tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới, đổi mới và hòa bình và hòa nhập xã hội. Chính vì thế, các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam đang dần dần trở thành một động lực, góp phần trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Nếu năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP, thì sau 3 năm triển khai Chiến lược, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 8.081 tỷ USD, tương đương 3,61% với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2018.
Chiến lược đã xác định mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hoá đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Trong đó, ngành điện ảnh đạt 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD); nghệ thuật biểu diễn đạt 31 triệu USD; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 125 triệu USD; quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, Internet và quảng cáo ngoài trời) đạt 3.200 triệu USD; du lịch văn hoá chiếm 15-20% trong tổng số 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch...
Bà Nguyễn Thị Thu Phương cũng nêu rõ: Với đặc trưng sáng tạo và công nghệ, công nghiệp văn hóa là hướng đi mới, thậm chí tạo nên hướng đột phá trong phát triển kinh tế tri thức, kinh tế văn hóa. Các ngành công nghiệp văn hóa đang từng bước tạo nên sự gắn kết bền vững trong phát triển đất nước thông qua việc góp phần tái tạo những thành phố, cải thiện cuộc sống đô thị; giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu vực trong cả nước.
Số lượng các không gian văn hóa, sáng tạo và nghệ thuật ngày càng nhiều. Sự tăng lên về chất lượng, số lượng các sự kiện, chương trình văn hóa nghệ thuật do các đơn vị nhà nước - tư nhân tổ chức đã và đang góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân nhiều thành phố. Nhiều khu vực nhà máy cũ, khu công nghiệp, khu vực kém phát triển tại các đô thị đang được nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm chuyển đổi công năng thành các trung tâm sáng tạo, không gian văn hóa nghệ thuật...
Các hoạt động văn hóa và sáng tạo còn thúc đẩy sự cố kết, phát triển cộng đồng theo hướng bao trùm (inclusive), hòa nhập xã hội, hình thành các mạng lưới xã hội hoạt động tích cực. Có thể kể đến Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống (Hanoi Livable); Mạng lưới sáng kiến không gian sáng tạo Việt Nam (ViCHI); 2030 Youth Force Vietnam - mạng lưới các nhóm thanh niên được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các bạn trẻ cùng hành động vì các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)...
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy hình thành nhiều chương trình, sáng kiến, trong đó có thành công của Hà Nội khi trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UCCN) ở lĩnh vực thiết kế. Tiếp nối Hà Nội, năm 2023, Đà Lạt và Hội An đã được ghi danh là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc; thủ công và nghệ thuật dân gian. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để nước ta xây dựng và hoàn thiện chính sách, biện pháp phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm với lợi thế, tiềm năng vốn có...
Trong tháng 12-2023, Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới, đặc biệt từ nay đến năm 2030. Trong đó, tập trung hỗ trợ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh, mang nhiều giá trị, có khả năng quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới; ban hành các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với tình hình mới để thúc đẩy phát triển...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng những bước đi này sẽ góp phần tạo ra sức sống mới cho ngành công nghiệp văn hóa với hướng đi, cách làm hiệu quả, thiết thực để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.