Mở lại đường bay quốc tế bằng "hộ chiếu vaccine": Chuyên gia nói gì?ởlạiđườngbayquốctếHộchiếuvắcxinsẽlàchìakhógiai bong da nga | |
Mở lại đường bay quốc tế: Gấp rút khởi động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài | |
Mở lại đường bay quốc tế: Các hãng hàng không phải làm gì? |
Trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới có xu hướng suy giảm và tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia, “hộ chiếu vắc xin” đã được một số nước áp dụng và đang được đề xuất nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam. Giải pháp này thu hút sự ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp cả trong nước. Dự báo các ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử sẽ trở thành xu hướng toàn cầu, giúp các quốc gia thêm tự tin khi nới lỏng quy định hạn chế đi lại, đưa ngành hàng không sớm hồi phục, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, từ góc độ tiếp cận của ngành Y tế, "hộ chiếu vắc xin" thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, được điều chỉnh theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế, cho phép người có "hộ chiếu vắc xin" không phải cách ly, xét nghiệm Covid-19 (một số nước vẫn yêu cầu xét nghiệm Covid-19). Hiện Việt Nam đang làm việc với các nước trên thế giới về việc chấp nhận "hộ chiếu vắc xin" thông qua QR-code.
Cách thức này dựa vào 2 dữ liệu cơ bản gồm số thẻ Bảo hiểm y tế hoặc chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân. Khi đến, người dân cung cấp thông tin cá nhân để được kiểm tra trên hệ thống xác nhận. Sau khi tiêm đủ 2 mũi, hệ thống thông tin sẽ được cập nhật lên QR-code, xác thực cho người dân. Khi đi ra nước ngoài, người dân được quét QR-code, truy cập vào đúng nguồn dữ liệu, xác thực thông tin các mũi tiêm của người dân.
Để tạo hộ chiếu sức khỏe điện tử, hành khách tích hợp thông tin cá nhân từ mã căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sau đó nhập thông tin chuyến bay để tìm hiểu về các quy định đi lại. Ảnh: VNA. |
Là một hãng hàng không quốc gia, hiện Vietnam Airlines là hãng hàng không tiên phong cùng các cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm “hộ chiếu vắc xin”. Ngay từ ngày 25/2, hãng hàng không này đã có buổi làm việc đầu tiên với Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) về dự án hộ chiếu sức khỏe điện tử và được IATA chính thức đề nghị tham gia thử nghiệm ứng dụng IATA Travel Pass.
Để tạo hộ chiếu sức khỏe điện tử, hành khách tích hợp thông tin cá nhân từ mã căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sau đó nhập thông tin chuyến bay để tìm hiểu về các quy định đi lại. Hộ chiếu sức khỏe điện tử sẽ được kết nối với các cơ sở xét nghiệm để nhận kết quả và cập nhật trạng thái “Đủ điều kiện” nếu hành khách đáp ứng. Hành khách có thể chia sẻ trạng thái này cùng kết quả xét nghiệm cho hãng hàng không thông qua ứng dụng trước khi lên sân bay hoặc tại sân bay.
Ông Alexandre de Juniac, Tổng giám đốc IATA cho biết, việc triển khai thành công IATA Travel Pass là minh chứng cho thấy công nghệ có thể giúp hành khách và chính phủ quản lý thông tin về y tế - du lịch một cách an toàn, thuận tiện và hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để hoạt động hàng không quốc tế được khởi động lại.
IATA Travel Pass hiện đã nhận được phản hồi tích cực từ Chính phủ của hơn 70 quốc gia và đang được hơn 20 hãng hàng không thử nghiệm, trong đó có các hãng hàng không 5 sao như Singapore Airlines, Qatar Airways,... Ngày 17/3 vừa qua đã đánh dấu chuyến bay đầu tiên của Singapore Airlines áp dụng thành công IATA Travel Pass để vận chuyển hành khách từ Singapore đến London (Anh).
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc áp dụng sớm và nhanh “hộ chiếu vắc xin” sẽ là “tấm vé thông hành” để hàng không Việt Nam bước vào đà chạy nhanh hơn so với các quốc gia khác. Đối với một số nước có mong muốn mở lại đường bay thương mại tới Việt Nam, chúng ta cũng cần nghiên cứu, chọn lọc những nước đang có sự kiểm soát dịch tốt và trao đổi về các quy trình và thời điểm cụ thể khi nào có thể tiến hành nối lại các chuyến bay. Tránh tình trạng mở cửa ồ ạt, tạo nguy cơ lây nhiễm nguồn từ ngoài vào Việt Nam.
Còn theo ông Bùi Doãn Nề, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) nhấn mạnh, cần sớm đưa vào áp dụng “hộ chiếu vắc xin” bởi đây là thời cơ, nếu bỏ lỡ mất thời cơ, hàng không Việt Nam sẽ mất đi cơ hội. Điều cần làm ngay bây giờ là Bộ Y tế có thể sớm ban hành quy trình kiểm tra, nhập cảnh với khách quốc tế đến Việt Nam trên các chuyến bay thương mại. Đây sẽ là cơ hội để kinh tế Việt Nam “vượt” lên phía trước ngay khi thế giới dần kiểm soát được dịch.
“Hộ chiếu vắc xin" cho phép người dân theo dõi lịch sử tiêm chủng của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình qua các lần tiêm, sau khi tiêm được cấp chứng nhận tiêm và QR-Code xác nhận. Cùng với đó, nhân viên y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng cho người dân thuộc diện tiêm chủng lên hệ thống phần mềm. Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, số liệu để phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vắc xin Covid-19 và cung cấp công cụ giám sát thông tin người đã tiêm vắc xin Covid-19. |