【nhận định trận qatar】Bức bình phong cổ tại dinh toàn quyền Đà Lạt
Đó là tấm bình phong cổ,ứcbìnhphongcổtạidinhtoànquyềnĐàLạnhận định trận qatar kê tại phòng khách Dinh II, được chế tác từ nhiều loại danh mộc quý hiếm, ghép lại với nhau bởi 10 tấm ván, mỗi tấm rộng 45cm, chiều cao 3m, có chân nên khi di chuyển có thể di chuyển cục bộ từng phần hoặc có thể tháo rời ra. Kiểu bình phong này hiện còn khá phổ biến tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bức bình phong được trang trí hoa văn, hoạ tiết cầu kỳ và tinh xảo. Đây là bức thư pháp quý hiếm chạm 22 bài thơ khắc bằng đủ thể loại chữ hán: chân, hành, thảo, lệ, triện, trong đó có 12 bài thơ ngự chế của vua Tự Đức được trích từ (Tự Đức Ngự chế thi); 2 bài của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm trích từ (Thương Sơn thi tập)… Theo nhiều người khác, chính Ngô Đình Nhu lúc đương quyền và lưu trú ở Dinh II, đã cho lấy bức bình phong từ Huế vào để trang trí. Nhưng dù là ai mang vào Đà Lạt thì sự hiện diện của cổ vật này tại Dinh II đã làm nên nhiều giá trị lịch sử cũng như ý nghĩa của nó trong hệ thống di vật cung đình tại Đà Lạt.
Theo ông Đinh Bá Quang, nguyên Trưởng phòng Quản lý di tích Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Lâm Đồng, bức bình phong này là một cổ vật có giá trị từ thời Tự Đức được khắc các bài thơ chữ Hán của các văn nhân nổi tiếng một thời. Ngoài ý nghĩa lịch sử, nó còn có ý nghĩa truyền bá văn hóa phương đông, văn hóa Việt với quốc tế.