【ty le ca cuoc bong đa hom nay】Đồng chí Lê Phước Thọ

Báo Cà MauBạn bè, đồng chí và Nhân dân thường gọi đồng chí Lê Phước Thọ là anh Sáu Hậu. Đó là tên gọi gần gũi với cá tính, quan điểm cách mạng và mối thâm tình anh Sáu cư xử với mọi người xung quanh.

Đồng chí Lê Phước Thọ. ẢNh: Duy Khôi

Tôi nhỏ hơn anh Sáu một con giáp và vinh dự được biết anh sau ngày 30/4/1975, khi anh đang là Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang (TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang ngày nay). Tôi khi ấy là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh ngày nay).

Những năm 1980, ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang, Cửu Long nói riêng còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) nơi đây chưa kịp khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, lại phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam. Các đồng chí lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của Trung ương và Chính phủ, thỉnh thoảng gặp nhau trao đổi những kinh nghiệm, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương và Chính phủ như đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Vũ Đình Liệu... ngày thứ Bảy, Chủ nhật thường về tỉnh Hậu Giang mời các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ các tỉnh ĐBSCL đến Tỉnh uỷ Hậu Giang - vốn là trung tâm của vùng - trao đổi công việc và dùng một bữa cơm thân mật do Tỉnh uỷ Hậu Giang chiêu đãi.

Nhiều lần tôi vinh dự được cùng đi với đồng chí Nguyễn Đáng, Bí thư Tỉnh uỷ Cửu Long, với tư cách như một trợ lý của Bí thư, nên tôi được cơ hội có những lần gặp gỡ quý báu, không bao giờ quên. Tôi được học hỏi rất nhiều ở các đồng chí lãnh đạo mà trước đây trong kháng chiến chống Mỹ, tôi hoạt động ở chiến trường tỉnh Trà Vinh, không có dịp gặp và quen biết các đồng chí. Những lần gặp gỡ như thế, tôi nhận thấy đồng chí Lê Phước Thọ với trách nhiệm là người chủ nhà, vừa là bạn bè thân thiết, đồng chí với nhau, nên rất nhiệt tình, cởi mở, khiêm tốn, hết lòng với công việc và đồng chí.

Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, đất nước ta đứng trước những thử thách mới, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã, tác động không nhỏ đến ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới, thì đồng chí Lê Phước Thọ được Bộ Chính trị điều về Trung ương phụ trách Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương và đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, được Trung ương phân công Trưởng ban Tổ chức Trung ương, khi ấy tôi được Đảng phân công phụ trách Thường trực Tỉnh uỷ Cửu Long, sau đó được phân công phụ trách Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh, nên tôi mới có dịp trực tiếp làm việc với đồng chí Lê Phước Thọ.

Những lần tôi đến xin ý kiến về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng chí Lê Phước Thọ rất thận trọng, lắng nghe ý kiến cụ thể tình hình ở địa phương, rồi mới phát biểu chỉ đạo. Đồng chí quan tâm những biện pháp để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng chí hết sức lưu ý nông dân ở ĐBSCL là những người rất cách mạng, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến. Đồng chí nhắc nhở chúng tôi trong lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối không được chủ quan, đơn giản, làm mất lòng tin của nông dân với Đảng, với cách mạng. Thực hiện chủ trương của Đảng về hợp tác hoá nông nghiệp, phải từng bước, thận trọng, chắc chắn, lôi cuốn phong trào nông dân, sản xuất nông nghiệp phải phát triển.

Khi bàn vấn đề tổ chức và cán bộ, đồng chí nhắc nhở phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy kết quả công tác, phong trào cách mạng mà đánh giá cán bộ. Riêng Trà Vinh phải quan tâm đào tạo, quy hoạch cán bộ dân tộc. Nói dân chủ, đoàn kết, bình đẳng thì phải quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc. Đây là kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, trong kháng chiến cũng vậy mà bây giờ cũng vậy. Cán bộ là gốc của mọi công việc, có cán bộ tốt thì phong trào cách mạng mới tốt, vùng có đông đồng bào dân tộc phải có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc.

Đến sau những năm 2000, khi tôi được Ban Chấp hành Trung ương phân công về công tác ở tỉnh Cà Mau, sau đó về Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tôi có dịp đi công tác ở các tỉnh, nhất là những tỉnh mà đồng chí Lê Phước Thọ từng là cán bộ chủ chốt như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang thì tôi càng nhận thấy sâu sắc hơn uy tín, tình cảm mà cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các tỉnh dành cho đồng chí Lê Phước Thọ.

Năm 2019, khi đồng chí Lê Phước Thọ trao đổi và mời tôi tham gia viết cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí, tôi có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn. Đồng chí là một người rất đặc biệt, xuất thân từ giai cấp bần cố nông; trình độ văn hóa phổ thông, học tại địa phương; trực tiếp chịu sự đàn áp, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến và đế quốc; nên giác ngộ, tham gia cách mạng từ thuở thiếu thời, vào Đảng Cộng sản Việt Nam rất sớm, liên tục hoạt động cách mạng, kinh qua làm Bí thư cấp ủy cơ sở xã rồi đảm trách công tác ở huyện, tỉnh và Trung ương. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh; trực tiếp cùng toàn dân Việt Nam đánh đuổi giặc Pháp, Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng chí góp phần cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đổi mới quản lý kinh tế, nhất là nông nghiệp. Khi phụ trách Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (từ năm 1991-1996), đồng chí cùng các ban, ngành Trung ương tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VII) về “Đổi mới - chỉnh đốn Đảng”, góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh, lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước cho đến ngày nay./.

 

Bùi Quang Huy 

(Nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh và Cà Mau, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ).

Theo baocantho.com.vn