【lịch inter milan】Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Cục Điều tiết Điện lực làm việc với EVNHANOI về cung cấp điện năm 2024 Hà Nội: Tiêu thụ điện lập "đỉnh",ăngcườngcấpđiệnchoHàNộiquadựántruyềntảiđiệnhơntỷđồlịch inter milan đạt mức cao nhất trong lịch sử

Theo Quyết định số 6442/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án đường dây 220kV Trạm biến áp 500kV Đông Anh – Vân Trì là Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT). Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 1.616,8 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án nhằm cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của hệ thống điện cho thành phố Hà Nội, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; Giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung cho hệ thống điện; Phù hợp với quy hoạch và đảm bảo hiệu quả trong đầu tư lưới điện của ngành Điện.

Dự án có quy mô: Xây dựng đường dây 220kV trạm biến áp 500 kV Đông Anh - Vân Trì, bao gồm đường dây trên không và cáp ngầm 220kV, 110kV (kết hợp đi chung cột và mương cáp) tổng chiều dài 15,5 km (đường dây trên không 5,1 km, cáp ngầm 10,4 km). Mở rộng 02 ngăn lộ 220kV tại trạm biến áp 500kV Đông Anh và 02 ngăn lộ 220kV tại trạm biến áp 220 kV Vân Trì.

Tuyến đường dây đi trên địa bàn xã Uy Nỗ, thị trấn Đông Anh, xã Nguyên Khê, xã Nam Hồng, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Theo kế hoạch, dự án khởi công vào đầu năm 2025 và đóng điện trong năm 2026.

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng
Dự kiến hướng tuyến đường dây 220kV Trạm biến áp 500kV Đông Anh – Vân Trì

Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, các quy định của pháp luật có liên quan và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chuẩn xác và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi kèm hồ sơ dự án đầu tư đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy hoạch, điện lực, bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan đến dự án, các quy định của Thành phố. Chỉ được triển khai dự án sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường, giao thông, quy hoạch và xây dựng theo quy định hiện hành. Thực hiện đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch, phương án kiến trúc và nội dung dự án đầu tư đã được chấp thuận, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trong thiết kế và thi công công trình sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm đất, thân thiện với môi trường…

Thực hiện các biện pháp thi công phù hợp, đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề và các công trình có khả năng bị ảnh hưởng khác. Chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra trong quá trình thi công theo quy định. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác với Nhà nước và Thành phố theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo đúng tiến độ được chấp thuận. Xây dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định và nội dung đã cam kết. Nghiêm cấm việc huy động vốn để triển khai dự án đầu tư không đúng quy định của pháp luật dưới mọi hình thức.

Thực hiện và tiếp thu đầy đủ các lưu ý, góp ý của các sở, ngành, UBND các huyện: Đông Anh, Mê Linh trong quá trình triển khai, thực hiện dự án. Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát và chế độ báo cáo, giám sát đầu tư theo các quy định pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành khác của Nhà nước và Thành phố. Không được chuyển nhượng dự án đầu tư cho đơn vị khác thực hiện khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành liên quan, UBND các huyện Đông Anh, Mê Linh căn cứ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục triển khai tiếp theo của dự án cho nhà đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước và thành phố Hà Nội; thực hiện nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định.

Được biết, hiện TP. Hà Nội đang được cấp điện từ các đường dây trạm biến áp từ 220 - 500kV (Đông Anh, Thường Tín, Tây Hồ....) cùng với đó là hơn 60 Trạm biến áp (TBA) 110/220kV; 1083.36 Km đường dây 110kV; 8,84 Km đường dây 220kV; 11.436,17 Km đường dây trung áp; 36.112,96 Km đường dây hạ áp do EVNHANOI quản lý.