Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tăng thêm 25 tỷ USD | |
PCI 2020 cảnh báo quy mô doanh nghiệp FDI giảm dần | |
Động lực tăng trưởng kinh tế 2021 của Việt Nam tiếp tục đến từ khu vực FDI | |
Nâng cấp chất lượng doanh nghiệp hơn là tăng số lượng |
TheựachọnlànsóngthếhệFDIcaohơnvềchấtlượbxh bd myo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, tính đến tháng 12/2020, trải qua 33 năm phát triển và thu hút FDI, đã có 33.070 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD; vốn thực hiện khoảng 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước; số thu nộp ngân sách nhà nước cũng tăng đều qua các năm. Khu vực FDI đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt, hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài còn gặp khó khăn do những tác động từ đại dịch Covid-19, chúng ta phải thích ứng, chủ động, sáng tạo và đón kịp dòng chảy của làn sóng FDI thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đưa được dòng vốn chất lượng cao về Việt Nam”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam có cơ hội đón làn sóng đầu tư FDI thứ 4 gắn với cuộc CMCN 4.0 định hình tương lai của FDI. Làn sóng này không chỉ chạy theo số lượng dự án, chạy theo những dự án đầu tư hàng chục tỷ USD nếu không nâng cấp chất lượng tăng trưởng, không cộng sinh với doanh nghiệp nội địa, không lan toả quản trị với doanh nghiệp Việt Nam. Đây là định hướng rõ ràng trong thu hút dòng vốn FDI giai đoạn tới. Nhiều tỉnh, thành phố không gian chật chội cần phải lựa chọn làn sóng thế hệ FDI cao hơn về chất lượng.
“Địa phương nào cũng nói đến mời gọi đầu tư dự án chất lượng cao nhưng phải xem lại sự chuẩn bị của địa phương như chất lượng thể chế, cần xem xét lĩnh vực nào cần ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước, lĩnh vực nào cần mời gọi doanh nghiệp nước ngoài. Lĩnh vực nào doanh nghiệp trong nước làm được thì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước làm, lĩnh vực nào thì cần doanh nghiệp FDI thì mời gọi doanh nghiệp FDI”, Chủ tịch VCCI đề xuất.
Cần xem xét lĩnh vực nào cần ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước, lĩnh vực nào cần mời gọi vốn FDI của doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh: Internet. |
"Doanh nghiệp FDI quan tâm đến việc hạn chế nhập khẩu lao động phổ thông, nhiều lĩnh vực lao động Việt Nam có thể đạt được, nhưng lao động kỹ thuật trình độ cao vẫn nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc nhưng thủ tục khó khăn cũng cản trở doanh nghiệp và đó là vấn đề cần giải quyết", ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ.
Ông Vũ Tiến Lộc nói thêm: Cần chú trọng quan tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước. Nên chăng có Luật Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ để hỗ trợ tiếp sức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Những năm gần đây, xu hướng quy mô trung bình của doanh nghiệp FDI nhỏ lại cho thấy các doanh nghiệp hỗ trợ vệ tinh dây chuyền lắp ráp dịch chuyển vào Việt Nam càng nhiều, bản chất dịch chuyển chuỗi cung ứng hỗ trợ là cần thiết nhưng nếu chỉ có xu hướng này, mang toàn bộ doanh nghiệp vệ tinh vào để khép chuỗi giá trị của họ thì không tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị được.
Do đó, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam, tham gia thúc đẩy để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng chứ không chỉ có doanh nghiệp FDI làm. Cần phải tạo môi trường cộng sinh giữa doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam trong thời gian tới. Rất nhiều việc chúng ta phải làm, rất cần sự chung tay từ chính quyền, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cần chủ trương cụ thể và đề xuất của doanh nghiệp, cam kết chung tay hành động của cơ quan quản lý nhà nước.