【ket qua nhat ban】Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam

Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Slovenia họp lần thứ ba Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Hội nghị bàn tròn hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Slovenia

Cộng hoà Slovenia là một quốc gia chuyển đổi khá thành công từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường,ệhợptácthươngmạiViệket qua nhat ban thành công trong việc tư nhân hoá nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, giải quyết thất nghiệp, ổn định đồng tiền, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và hiện đại hoá hệ thống thuế.

Slovenia là quốc gia đầu tiên trong khối Đông Âu được EU công nhận đáp ứng mọi tiêu chí để có thể gia nhập khối đồng tiền chung Euro từ ngày 1/1/2007. Trong những năm qua, Slovenia hoà nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và kinh tế của EU với GDP tăng 164% năm 2023, kim ngạch thương mại với EU chiếm trên 2/3, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn phát triển như luyện kim, linh kiện điện tử, hoá chất, máy móc…

Đổi mới sáng tạo là chìa khoá cho nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế Slovenia. Giống như các nước khác trên thế giới, các nhà sản xuất kim loại Slovenia và ngành gia công kim loại Slovenia đang theo đuổi chiến lược bền vững phù hợp với các mục tiêu của quá trình chuyển đổi xanh. Đồng thời, với sự trợ giúp của các bộ phận nghiên cứu, họ đang phát triển các vật liệu mới để giúp họ có khả năng cạnh tranh toàn cầu và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. 140 tập đoàn và công ty lớn nhất của Slovenia chiếm 87% kim ngạch xuất khẩu cơ khí chế tạo hay 44,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thu về 23,4 tỷ Euro từ xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho 140.000 nhân viên trong năm 2022. Trong 5 năm qua, trên 90 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 127%. Năm công ty hàng đầu tạo ra kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 1 tỷ EUR: nhóm đầu tiên liên quan đến sản xuất thiết bị điện, hai nhóm tiếp theo sản xuất thuốc generic, và các công ty thứ tư và thứ năm hoạt động trong ngành kim loại. Thương mại và năng lượng cũng là những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng, cũng như logistics và du lịch (xuất khẩu dịch vụ vận tải và du lịch trọn gói).

Việt Nam và Slovenia thiết lập quan hệ ngoại giao song phương vào ngày 7/6/1994. Hai Bên cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá tiếp cận thị trường của nhau thuận lợi hơn, loại bỏ các rào cản về thương mại, nhất là các thủ tục hành chính để tăng cường mạnh mẽ hơn thương mại hai chiều.

Hai bên đã ký Hiệp định về hợp tác kinh tế năm 2015, thực hiện 3 kỳ họp Uỷ ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế năm 2017, 2019 và 2023 với các nội dung hợp tác quan trọng trong lĩnh vực thương mại, năng lượng xanh, logistics hàng hải, công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử chế biến chế tạo…

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Slovenia năm 2023

Ngày 9/10/2023, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Slovenia được tổ chức tại Ljublana, thủ đô của Slovenia bên lề Kỳ họp lần thứ 3 của Uỷ ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tanja Fajon chủ trì.

Công ty HAMECO (Việt Nam) và đối tác SIROCO (của Slovenia) đã bàn bạc hợp tác sản xuất máy nghiền đá thế hệ mới nhận chuyển giao công nghệ từ Slovenia. Máy nghiền đá thế hệ mới dựa trên nguyên tắc tự va đập không phải dùng búa thép như trước, giúp giảm chi phí và tạo ra sản phẩm cát chất lượng cao thay thế cát tự nhiên ngày càng khan hiếm. Ở châu Âu và nhiều nước trên thế giới, khai thác cát tự nhiên, cát sông ngày càng bị thắt chặt do nguy cơ phá hủy môi trường và hệ sinh thái lưu vực sông. Chính vì vậy đây còn là giải pháp thay thế hiệu quả và lâu dài.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng
Doanh nghiệp trong nước sản xuất máy nghiền đá thế hệ mới chuyển giao công nghệ từ Slovenia có sự tiếp sức của Thương vụ Áo

Thương mại hai bên mang tính bổ trợ, quan hệ kinh tế thương mại đã tăng gấp hơn 12 lần từ mức 46 triệu USD năm 2012 lên 573,1 triệu USD năm 2022, thặng dư 431,1 triệu USD nghiêng về phía Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2023 tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Slovenia đạt 516,7 triệu USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước, thặng dư 287,3 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 402 triệu USD, giảm 19,9% còn nhập khẩu đạt 114,7 triệu USD, tăng 61,6%.

Luỹ kế đến tháng 12 năm 2023, Slovenia có 03 dự án tổng vốn đăng ký 2,27 triệu USD, đứng thứ 91/144 nước đầu tư vào Việt Nam. Ba tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch đạt 119 triệu USD, tăng 3,3%, trong đó xuất khẩu đạt 94,8 triệu USD tăng 4,4% còn nhập khẩu đạt 24,2 triệu USD giảm 0,7%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng và linh kiện ô tô 9 chỗ trở xuống. Nhóm các mặt hàng này chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu. Về nhập khẩu, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm, chiếm 75%; máy móc thiết bị phụ tùng, hàng điện gia dụng và linh kiện chiếm 5,3%.

Hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ ngoại giao song phương, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ hai bên đang tích cực thúc đẩy ký kết và triển khai các hoạt động hợp tác thiết thực về chuyển giao công nghệ phát triển sản xuất, cung ứng nguồn nhân lực, logistics với cảng Koper, giao lưu văn hoá… Hy vọng rằng Slovenia sẽ là cầu nối cho hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam vào thị trường EU cũng như Việt Nam là cầu nối cho Slovenia vào thị trường ASEAN.