【mc vs brentford】Trung Quốc dự trữ cao su khổng lồ, hàng Việt tìm đường sang Ấn Độ

Trung Quốc tăng mua,ốcdựtrữcaosukhổnglồhàngViệttìmđườngsangẤnĐộmc vs brentford xuất khẩu cao su khấp khởi mừng
Tăng cả lượng và giá, xuất khẩu cao su "về đích" 2,38 tỷ USD
1200-tap-doan-cong-nghiep-cao-su-viet-nam-nhan-dien-rui-ro-tai-chinh-khi-gia-cao-su-bap-benh1586478595
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo thông tin mới nhất từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1/2021 đạt 200.000 tấn với trị giá đạt 321 triệu USD, gấp 2,2 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 76,8%, 3,7% và 2,1%.

Về mặt giá cả, trên thị trường thế giới, giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Osaka (OSE) diễn biến tăng, giảm đan xen nhau trong tháng đầu tiên của năm 2021.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1/2021, hợp đồng benchmark kỳ hạn tháng 5/2021 đạt mức cao 245,9 yên/kg, sau đó giảm trở lại do lo ngại số ca nhiễm Covid-19 tăng cao tại nước mua hàng đầu Trung Quốc làm ảnh hưởng đến nhu cầu.

Tuy nhiên, thị trường cao su lại tăng trở lại trong ngày 20-21/1/2021 do thị trường kỳ vọng Tổng thống Mỹ mới nhậm chức Joe Biden sẽ đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế hơn nữa để bù đắp thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra.

Giá cao su physical trên thị trường châu Á diễn biến tăng trái chiều với thị trường kỳ hạn. Cụ thể, RSS3 Thái Lan ngày 21/1/2021 ở mức 2,19 USD/kg, giảm 0,02 USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,61 USD/kg, tăng 0,04 USD/kg; SMR20 Malaysia ở mức 1,61 USD/kg, tăng 0,04 USD/kg; SIR20 Indonesia ở mức 1,63 USD/kg, tăng 0,03 USD/kg so với ngày 6/1/2021.

Giá cao su thế giới biến động dẫn đến thị trường mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động giảm nhẹ cùng với xu thế trên thị trường thế giới.

Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước giảm 10 đồng/kg xuống 310 đồng/độ và về cuối tháng 1/2021 tăng trở lại mức 320 đồng/kg, mủ cao su giữ ở mức 12.000 đồng/kg. Giá mủ tại Đồng Nai giảm từ 12.000 đồng/kg xuống 10.800 đồng/kg.

Nói tới câu chuyện xuất khẩu cao su thời gian gần đây cũng như triển vọng trong năm nay của Việt Nam, điểm đáng chú ý nhất là tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phân tích, năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,34 tỷ USD cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280), tăng 35,2% so với năm 2019.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020.

Tuy nhiên điểm đáng chú ý là trong 2 tháng cuối năm 2020, quốc gia này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu cao su so với những tháng trước đó, cho thấy một lượng lớn cao su nguyên liệu đã được tích lũy.

Vì vậy, dự báo trong năm 2021 nhiều khả năng Trung Quốc sẽ có xu hướng giảm nhập khẩu cao su do đã dự trữ lượng hàng nội địa khổng lồ.

Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng tích cực hơn trong năm nay. Theo Viện nghiên cứu Nomura (Ấn Độ), ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm tài khóa 2021/2022 sau tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 1/2021 đạt 190 nghìn tấn với trị giá nhập khẩu đạt 248 triệu USD, tăng 3,5 lần về lượng và tăng 3 lần về trị giá so với tháng 1/2020.

Trước đó, tổng khối lượng cao su nhập khẩu năm 2020 đạt 1,12 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng 49,4% về lượng và tăng 20,6% về trị giá so với năm 2019. Campuchia (chiếm thị phần 29,1%), Hàn Quốc (14,1%), Nhật Bản (9,9%) là ba thị trường cung cấp cao su chính cho Việt Nam.