【giai hang 2 han quoc】Giáo viên ủng hộ phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự kiến hai phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT để lấy ý kiến dư luận xã hội. Với thái độ khẩn trương,áoviênủnghộphươngánđổimớithitốtnghiệgiai hang 2 han quoc Bộ cũng để ngỏ khả năng một trong hai phương án có thể được thực hiện ngay trong năm học này.
Thit tốt nghiệp THPT có nhiều đổi mới. Ảnh: Như Hùng
Trước hết, xin hoan nghênh Bộ Giáo dục đã không thờ ơ với những chỉ trích rất nặng nề của công luận về các kỳ thi tốt nghiệp hiện nay. Nó vừa gây lãng phí, vừa tạo sức ép không đáng có cho học sinh và cha mẹ họ, vừa phản giáo dục vì dối trá đã hoành hành không một chút e ngại. Bộ đã tìm một giải pháp có tính chất trung dung, không bỏ kỳ thi này (vì chẳng lẽ không có nổi một kỳ thi thì đánh giá suốt 12 năm học trong cuộc đời con người), mà cũng không đưa nó này trở về với quỹ đạo nghiêm túc của một kỳ thi mang tầm quốc gia (vì chẳng ai có thể làm được khi giáo dục hình như cũng đang chạm đáy trong hoàn cảnh hiện nay).
Trong 2 phương án Bộ đưa ra, tôi nghĩ, chúng ta nên theo phương án 1, vì bớt đi một môn thi, nghĩa là sự lãng phí, sức ép và thói dối trá sẽ giảm bớt. Trong các nhà trường hiện nay, chắc những cái xấu xa sẽ bộc lộ tỷ lệ thuận với số môn thi. Chẳng hay ho gì khi thêm một môn thi nữa.
Nhân đây, xin nói một chút về môn Ngoại ngữ. Có lẽ trong sự thất bại của giáo dục Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay (tôi không nói tới giáo dục ở Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp và giáo dục ở miền Nam trước 1975), không đâu thể hiện rõ hơn ở môn học này. Học ngoại ngữ suốt 7 năm, thậm chí 10 năm (với số học sinh được học từ lớp 3), trình độ ngoại ngữ của học sinh Việt Nam thật đáng buồn. Thời Pháp thuộc, không có những phương tiện nghe nhìn hiện đại như ngày nay, không có điều kiện giao tiếp như hiện nay, học sinh chỉ cần học hết Trung học cơ sở (thậm chí Tiểu học) cũng đã có thể sử dụng tiếng Pháp trong giao tiếp thông thường.
Nam Cao có kể lại trong một truyện ngắn, khi ông tới nhà dây thép (bưu điện) ở huyện quê ông thuộc tỉnh Hà Nam quê ông, nhận tiền nhuận bút do nhà xuất bản gửi về, nhân viên bưu điện thấy ông ăn vận xuềnh xoàng đã có những lời nói khiếm nhã. Nam Cao đã dùng tiếng Pháp chấn chỉnh thái độ của anh ta. Những lời nói bằng tiếng Pháp đã đủ nhắc nhở viên chức kia phải nói lời xin lỗi và thay đổi cách cư xử. Khi ấy, Nam Cao chỉ là một giáo viên tiểu học, còn người nhân viên bưu điện kia chắc cũng chưa học hết Trung học cơ sở. Câu chuyện nhỏ này cho ta biết phần nào chất lượng giảng dạy và học ngoại ngữ trước đây.
Còn các dịch giả nổi tiếng của nước ta mà nay khó đã có ai theo kịp như nhóm Lê Quý Đôn dịch tiếng Pháp, các ông Bùi Phụng, Bùi Ý, Đặng Thế Bính, Vũ Cận (dịch tiếng Anh)… chưa ai có trình độ đại học. Trong khi ngay các thầy cô dạy Ngoai ngữ ở các trường Phổ thông trung học (tức là đã có thêm 4, 5 năm chuyên Ngoại ngữ sau khi học xong 10 năm môn này ở trường Phổ thông), không biết có được bao nhiêu người sau khi tốt nghiệp đã từng đọc hết một cuốn sách bằng thứ tiếng ấy (không cần tính số trang, vẫn cũng không nói tới hiểu được bao nhiêu phần trăm cuốn sách)? Còn ở Phổ thông cơ sở và Tiểu học thì… không biết nói thế nào!
Cho nên, Bộ Giáo dục nên nhân lần đổi mới giáo dục này xem lại việc giảng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường. Bộ chỉ nên dạy Ngoại ngữ cho học sinh khi có giáo viên đủ trình độ để việc dạy có kết quả ít nhất cũng được như trước đây, vừa tránh lãng phí, vừa gây tâm lý coi thường chuyện học hành của học sinh.
Ta vẫn chê nền giáo dục thực dân là vong bản. Nhưng không hiểu vì sao, các vị lão thành cách mạng của chúng ta đều hầu hết đã ngồi trên ghế nhà trường thực dân ấy?
Ta vẫn chê nền giáo dục thực dân là nhồi sọ. Nhưng không hiểu vì sao chỉ nói riêng môn Ngoại ngữ, họ có thể đạt được những kết quả mà sau hơn nửa thế kỷ với những điều kiện hơn hẳn, ta vẫn chỉ có thể mơ ước?
Nhà giáo Dương Đình Giao