【số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá chivas guadalajara gặp cruz azul】Đại biểu Quốc hội đề xuất dự án luật về dịch vụ công

Bà Trần Thị Quốc Khánh,ĐạibiểuQuốchộiđềxuấtdựánluậtvềdịchvụcôsố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá chivas guadalajara gặp cruz azul đại biểu Quốc hội hiếm hoi có sáng kiến lập pháp.

Còn khoảng trống pháp lý

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị, Dự ánLuật Dịch vụ công có phạm vi điều chỉnh tập trung vào các nguyên tắc về dịch vụ công; dịch vụ hành chính công; dịch vụ sự nghiệp công; dịch vụ công ích; trách nhiệm, mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dịch vụ công.

Về sự cần thiết xây dựng dự án luật này, tại Tờ trình Dự án Luật, bà Khánh nêu rõ: từ năm 1986 đến nay, Nhà nước chỉ giữ lại những loại dịch vụ công nhất định để cung ứng; xã hội hóa một số dịch vụ công nhằm huy động các nguồn lực xã hội, thực hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể cá nhân, tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ công. Vì vậy, dịch vụ công có vị trí, vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện chưa có luật về dịch vụ công, chưa thể chế hóa đầy đủ chủ trương trên của Đảng, dẫn đến những khó khăn trong quản lý, điều hành của cơ quan hành chính ở các cấp, không thống nhất trong quan niệm và đánh giá, thực hiện dịch vụ công trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân.

“Đặc biệt, nó cho thấy khoảng trống pháp lý và sự mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật về dịch vụ công bộc lộ rõ rệt trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam những năm qua”, bà Khánh phân tích.

Theo bà, vì chưa có luật về dịch vụ công, nên nhận thức chung của lãnh đạo, cán bộ các bộ, ngành và nhân dân về dịch vụ công còn khác nhau. Chủ trương xã hội hóa, thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước còn chậm, nhiều khó khăn, trở ngại; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn hạn chế.

Hơn nữa, cuộc cách mạng 4.0 đã và đang là xu hướng tất yếu tác động mạnh mẽ đến quản lý, quản trị công, cung ứng dịch vụ công quốc gia và xuyên quốc gia. Chính phủ đang tiến hành xây dựng chính phủ điện tử, cổng dịch vụ công quốc gia, hướng đến chính phủ số. Vì vậy, xây dựng luật về dịch vụ công trong tình hình hiện nay góp phần khắc phục những bất cập và thúc đẩy đổi mới, đồng hành cùng Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ quản lý, điều hành nền hành chính quốc gia và cung ứng dịch vụ công hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Thuận lợi của việc xây dựng dự án luật này được bà Khánh nhấn mạnh là trong quá trình xây dựng Dự án Luật Hành chính công trước đây, Ban Soạn thảo đã nghiên cứu, rà soát, đánh giá, tổng kết việc xây dựng và thực thi pháp luật về dịch vụ công đầy đủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bà Khánh cũng cho biết, Dự thảo Luật Dịch vụ công sẽ gồm những quy định mới, chưa có trong các đạo luật hiện hành, nhằm thể chế hóa một số nghị quyết của Đảng, “luật hóa” một số quy định của Nghị quyết số 19 (năm 2016, 2017, 2018) của Chính phủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong thực hiện dịch vụ công.

Khó khả thi

Với sự cần thiết như trên, bà Khánh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung Dự án Luật Dịch vụ công vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Nếu được bổ sung, bà Khánh đề xuất, phương án 1 là tiếp tục giao Ban Soạn thảo Dự án Luật Hành chính công (hoặc đổi tên ban soạn thảo cho phù hợp) sớm hoàn thiện hồ sơ trình Dự án Luật theo quy định; phương án 2 là giao Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ trình Dự án Luật tại kỳ họp thứ 10 hoặc thứ 11 của Quốc hội khoá XIV.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội), dù luật có quy định các cơ quan chức năng hỗ trợ đại biểu thực hiện sáng kiến lập pháp, nhưng với truyền thống và quy trình xây dựng luật của Việt Nam hiện nay, thì rất khó để một đại biểu có thể trình được dự án luật lớn. Lý do là, các đạo luật đều có phạm vi điều chỉnh lớn, quy trình xây dựng luật phải qua rất nhiều khâu, từ tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động... và chỉ có các bộ, ngành hoặc tòa án mới có đủ nhân lực, nguồn lực tài chínhđể thực hiện các khâu này. Còn với cá nhân đại biểu mà xây dựng bộ luật lớn, thì rất khó khả thi.

Ở Việt Nam, việc xây dựng luật chủ yếu do Chính phủ và các cơ quan nhà nước đề xuất. Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, nhưng sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội rất hiếm.

Dự án Luật Hành chính công được đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đề xuất năm 2013 và đã được Quốc hội đồng ý đưa vào Chương trình Xây dựng luật khoá XIV. Sau đó, Ban Soạn thảo dự án luật này được thành lập, do bà Khánh làm Trưởng ban. Dự thảo luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, song chưa đủ điều kiện trình Quốc hội. Tuy vậy, sự việc trên vẫn được coi là dấu ấn mới trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.