Trong đó,ồnsứcđưađiệnrađảkpbđ dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Lại Sơn có tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng, xây dựng 24,496 km đường dây vượt biển 110 kV và các đường dây, trạm biến áp đồng bộ trên đất liền và đảo Lại Sơn; lắp đặt công tơ điện và nhánh rẽ khách hàng cho 1.956 hộ dân trên đảo. Dự án đưa điện ra đảo Hòn Nghệ có tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng, trong đó phần quan trọng nhất là tuyến đường dây 22 kV dài 16,37 km và 8 trạm biến áp trên đảo với tổng công suất 975 kVA, cung cấp điện cho 2.229 nhân khẩu đang sinh sống trên đảo. Đây là các dự án cấp điện nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển đảo và ven biển, đồng thời xây dựng hệ thống đảo thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Trên thực tế, những huyện đảo sau khi được cấp điện lưới quốc gia như: Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc… đều có sự bứt phá mạnh mẽ về kinh tế, thu hút đầu tư, đời sống người dân cải thiện.
Đơn cử như đảo Hòn Tre (Kiên Hải- Kiên Giang) sau gần một năm có điện cuộc sống của người dân đã có những đổi thay tích cực. Giai đoạn 2016 – 2020, Kiên Hải phấn đấu tăng trưởng 13%. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt gần 5.000 USD, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ, du lịch biển kết hợp với khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản. Từ khi có điện, lượng khách du lịch đến đảo Phú Quốc năm nay tăng rõ rệt, đời sống người dân trên đảo khởi sắc. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang xem xét để có kế hoạch đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho huyện đảo Phú Quốc giai đoạn sau năm 2020.
Thời gian tới, EVNSPC đang chuẩn bị nguồn lực để đầu tư 3 công trình cải tạo, phát triển nguồn và lưới điện trên huyện đảo Phú Quý (tổng mức đầu tư 253 tỷ đồng) dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Triển khai công trình lắp 2 tổ máy diezen của Nhà máy điện An Hội huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư là 30 tỷ đồng, năm 2015 đưa vào vận hành một tổ máy 1.500kW và năm 2017 đưa vào vận hành một tổ máy 1.500kW.