Sau khi luật Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành,ứtrưởngBộTNMTTránhsốcbảnggiáđấtảnhhưởngngườidândoanhnghiệty so southampton một số địa phương còn gặp vướng mắc trong việc áp dụng bảng giá đất. Ông có thể cho biết ý kiến của Bộ TN&MT về vấn đề này như thế nào?
Qua hơn 1 tháng tổ chức thực hiện, bước đầu cho thấy Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/8) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vẫn có một số địa phương còn chậm trong việc xây dựng, ban hành các văn bản theo thẩm quyền và chuẩn bị điều kiện để tổ chức thực hiện, trong đó có vướng mắc liên quan đến việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024.
Vậy vướng mắc đó là gì và đâu là lộ trình để giải quyết, thưa ông?
Luật Đất đai 2024 nêu rõ bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
Quy định này nhằm đảm bảo sự kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 2013, phù hợp với nguyên tắc thị trường, tránh thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đồng thời có thời gian để các địa phương thực hiện lộ trình chuẩn bị ban hành bảng giá đất theo quy định.
Do đó việc rà soát, điều chỉnh bảng giá đất là điều kiện để các địa phương thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá đất hiện tại với mặt bằng giá đất trên thực tế tại địa phương.
Đồng thời, từng bước để xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để áp dụng từ 1/1/2026, tránh cú sốc tăng giá đột biến trong bảng giá đất ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, dẫn đến phản ứng từ phía người dân, doanh nghiệp.
Đối với các tỉnh thành chưa điều chỉnh kịp thời thì giá đất trong bảng giá đất có sự chênh lệch lớn so với giá thị trường. Vậy thì quá trình thực hiện có những vướng mắc gì và đâu là giải pháp cho vấn đề này, thưa ông?
Vướng mắc chủ yếu trong trường hợp khi bảng giá đất điều chỉnh có sự thay đổi lớn, tăng cao đột biến, chênh lệch rất lớn so với giá đất bảng giá đất hiện hành. Điều này sẽ dẫn đến sự phản ứng của các đối tượng chịu tác động như người dân, doanh nghiệp sử dụng đất. Do số tiền họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ tăng cao đột biến so với khi áp dụng bảng giá đất hiện hành của địa phương đó.
Trường hợp địa phương không điều chỉnh bảng giá đất thì rất dễ dẫn đến giá đất trong kết quả đấu giá chênh lệch rất lớn so với giá khởi điểm tạo nên sự đột biến, bất thường và có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, đối với cả trường hợp không kịp thời điều chỉnh bảng giá đất hay điều chỉnh bảng giá đất tăng ở mức cao đột biến đều dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh…
Vậy theo Thứ trưởng, cần có những giải pháp nào để giải quyết tình trạng này thưa ông?
Việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành với sự phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương.
Trong quá trình thực hiện cần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành, xem xét giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương. Đồng thời đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng, có lộ trình phù hợp, mức tăng phù hợp với từng khu vực, vị trí, loại đất.
Ngoài ra, các địa phương cũng phải lấy ý kiến đơn vị có liên quan để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, hạn chế việc chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. Qua đó đảm bảo sự đồng thuận của cơ quan thẩm định và các đối tượng chịu tác động, hạn chế phản ứng bất bình, thiếu đồng thuận trong xã hội.