【tỷ lệ kèo bong da】Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Đài Loan

Việt Nam vẫn củng cố vị trí 1 trong 5 điểm đến đầu tư của doanh nghiệp châu Âu Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam – Điểm đến đầu tư” tại Nhật Bản Phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam
Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Đài Loan
Quang cảnh Diễn đàn.

Đài Loan đứng thứ 4/105 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KD&ĐT, trong năm 2023 Đài Loan (Trung Quốc) là đối tác đứng thứ 6 về đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn cấp mới 2,8 tỷ USD.

Các khoản đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành điện tử, sản xuất công nghệ cao, sản xuất truyền thống và dịch vụ tiêu dùng và đã đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam.

Điển hình là một trong những nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Đài Loan là Tập đoàn KHKT Hồng Hải (Foxconn) cũng tiếp nối làn sóng trên khi gia tăng khoản đầu tư vào các nhà máy tại Việt Nam.

Từ nhà máy đầu tiên được mở cửa tại Bắc Giang vào năm 2007 có giá trị đầu tư 1 tỉ USD, đến nay Foxconn đã có 4 nhà máy tại Việt Nam với tổng giá trị đầu tư hơn 15 tỉ USD.

Theo Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn, Diễn đàn này nhằm tạo điều kiện giới thiệu, kết nối DN Việt Nam – Đài Loan và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, cũng như để các địa phương giới thiệu tiềm năng thế mạnh đến các DN Đài Loan.

Đây là cơ hội cho giao lưu và kết nối giữa các DN hoạt động trong các lĩnh vực XNK, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kinh doanh nhà xưởng, kho bãi, logistics và các ngân hàng, tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, các nhà cung cấp, các cơ sở sản xuất của địa phương và các nhà phân phối.

Với chủ đề “Quan hệ đầu tư, thương mại Việt Nam - Đài Loan thành công và triển vọng”, phiên 1 của Diễn đàn đã đánh giá quan hệ đầu tư, thương mại Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc) trong 35 năm qua với những thành công và triển vọng. Đồng thời tập trung phân tích dòng lưu chuyển vốn quốc tế, triển vọng các dòng vốn mới vào Việt Nam; những động thái dịch chuyển dòng vốn từ Đài Loan (Trung Quốc) sang Việt Nam…

Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Đài Loan
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết, hiện Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Đài Loan. Trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2022.

Tính lũy kế, Đài Loan hiện đứng thứ 4/105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với gần 3.200 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 39,5 tỷ USD. Đài Loan cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá cao chất lượng đầu tư của DN Đài Loan trong suốt chặng đường vừa qua và mong muốn DN Đài Loan tăng cường chuyển giao công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tăng cường hỗ trợ đào tạo lao động tay nghề cao, tạo điều kiện để hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhiều yếu tố tích cực để DN Đài Loan phát huy được thế mạnh khi đầu tư vào Việt Nam

“Đài Loan là nền kinh tế lớn với trình độ công nghệ kỹ thuật cao với hầu hết các DN lớn đều có đầu tư tại Việt Nam. Để thúc đẩy hợp tác đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam thời gian tới, Việt Nam kêu gọi DN Đài Loan đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử bán dẫn, đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên DN hệ sinh thái của ngành công nghiệp bán dẫn. Đây cũng là lĩnh vực mà DN Đài Loan có thể mạnh”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nói.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị DN Đài Loan tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng cường đầu tư lao động cao, tạo điều kiện cho DN Việt Nam tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất; tăng cường liên kết với DN Việt đủ điều kiện để liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam có rất nhiều yếu tố tích cực để nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) phát huy được thế mạnh khi đầu tư vào Việt Nam.

Theo Chủ tịch VCCI, trong những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những khó khăn của kinh tế toàn cầu, quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan tiếp tục tăng trưởng.

“Trong khi đầu tư toàn cầu có xu hướng giảm thì năm 2023 đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam vẫn đạt con số trên 2,7 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2022. Hiện, hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxconn, Wistron, Qisda, Pegatron, Compal, Quanta… đều đã đầu tư vào Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên", ông Phạm Tấn Công khẳng định.

Tại diễn đàn, nhiều DN trong nước như KCN KCN Hoà Phát, Viglacera, KCN Deep C, KCN Green Ipark; KCN Bảo Minh, Hệ sinh thái DVL Ventures đều mong muốn sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Ông CY Huang, Chủ tịch sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á cho biết, theo nhận định của các nhà đầu tư Đài Loan, Việt Nam điểm đến đầu tư tiềm năng, được coi là một mắt xích quan trọng trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á.

Theo đó, Việt Nam và Đài Loan có nhiều nét văn hóa tương đồng, giúp giảm thiểu rào cản giao tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác đầu tư. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung, tạo lợi thế về chi phí lao động và thị trường tiêu thụ nội địa tiềm năng.

Hầu hết các nhà sản xuất điện tử lớn của Đài Loan cũng đều đầu tư vào Việt Nam, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các DN Đài Loan.

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước trong khu vực, mang lại tiềm năng phát triển to lớn cho các nhà đầu tư; có nhiều ngành công nghiệp đa dạng, tạo cơ hội đầu tư rộng mở cho các DN Đài Loan.

“Với những ưu điểm trên, Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư Đài Loan trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất thông minh ở Đông Nam Á”, ông CY Huang nhận định.