Thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EFTA. |
Thông tin về tình hình đàm phán,úcđẩyđàmphánFTAViệnhận định giải nhà nghề mỹ ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Bộ Công thương cho biết, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết 17 FTA, trong số này, có FTA mới nhất vừa được ký kết cuối tháng 10/2024 với Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA).
Ngoài 17 FTA nêu trên, Việt Nam đang đàm phán 2 FTA, gồm FTA với Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và FTA ASEAN - Canada (ACaFTA).
Đối với FTA Việt Nam - EFTA, cho đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp trực tuyến trao đổi ở cả cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật.
Các nội dung đã đạt được thống nhất bao gồm: Thuận lợi hóa thương mại, Cạnh tranh, Thương mại và Phát triển bền vững, Phòng vệ thương mại, các điều khoản cuối cùng.
"Hiện tại, ba vấn đề vướng mắc chủ yếu còn tồn đọng trong đàm phán FTA Việt Nam - EFTA là tiếp cận thị trường đối với thương mại hàng hóa, Sở hữu trí tuệ và Mua sắm của Chính phủ. Ngoài ra, có 1 vấn đề mới phát sinh là bạn yêu cầu đàm phán lại Chương Thương mại và Phát triển bền vững", Bộ Công thương cho biết.
Trên cơ sở kết quả phiên họp cấp cao giữa EFTA và Việt Nam vào tháng 5/2023 tại Giơnevơ, Thụy Sỹ, hai Bên đã tổ chức họp trao đổi cấp kỹ thuật về các nội dung Thương mại hàng hóa, Sở hữu trí tuệ, và Thương mại và Phát triển bền vững vào cuối tháng 9/2023.
Tiếp theo đó, vào ngày 26/10/2023, ông Dominicque Paravicy, Quốc vụ khanh, người đứng đầu cơ quan hợp tác phát triển kinh tế, Tổng cục Kinh tế Liên bang - Bộ Kinh tế Giáo dục và Nghiên cứu của Thụy Sĩ (EAER) có buổi làm việc tại Bộ Công thương để thúc đẩy đàm phán FTA Việt Nam - EFTA trong thời gian tới.
Việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán FTA với khối EFTA, tiến tới ký kết được hiệp định này sẽ thúc đẩy mở rộng hợp tác về thương mại. Nhờ các cam kết về cắt giảm thuế quan, hàng hóa Việt sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn với các quốc gia cùng xuất khẩu vào khối EFTA.
Trong các nước châu Á xuất khẩu vào khối EFTA, Trung Quốc và Thái Lan là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam tại thị trường này. Cuối năm 2022, khối EFTA và Thái Lan đã tái khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do.
Hiện, trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam và khối EFTA còn khiêm tốn. Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và khối EFTA năm 2023 đạt khoảng 1,49 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 416,3 triệu USD, tăng 8,1%; nhập khẩu đạt khoảng 1,07 tỷ USD, giảm 0,1%.
Việt Nam nhập siêu từ các nước này với giá trị khoảng 644 triệu USD trong năm ngoái.
Thụy Sĩ và Na Uy là hai đối tác thương mại chính của Việt Nam trong khối EFTA với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới 97% thương mại của Việt Nam với khu vực.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường các nước EFTA có: hàng thuỷ sản, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và hàng dệt may.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ khối thị trường này có: hàng thủy sản, sữa, sản phẩm từ sữa, chế phẩm thực phẩm, hóa chất và sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu nguyên liệu, vải các loại, đá quý và kim loại quý, máy vi tính và linh kiện...