【mua kèo bóng đá】Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ nông sản hiệu quả

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ 9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,ươngmạiđiệntửKênhtiêuthụnôngsảnhiệuquảmua kèo bóng đá9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

Ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang, việc xuất hiện các sàn thương mại điện tử đã giúp vải thiều và một số nông sản khác trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ thuận lợi với giá bán cao. Đến nay, 100% sản phẩm chủ lực, đặc trưng của Bắc Giang đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội.

Tính riêng 4 năm qua, toàn tỉnh Bắc Giang có 4.843 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh khởi tạo gian hàng, quảng bá, bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ nông sản hiệu quả
Thương mại điện tử là một trong những kênh tiêu thụ nông sản hiệu quả. Ảnh: Thainguyen.gov.vn

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2023, vải thiều được tiêu thụ trên các trang thương mại điện tử tăng gấp 1.000 lần so với vụ trước (đạt trên 8.000 tấn, trong đó có hơn 8 tấn vải thiều được xuất sang các nước châu Âu qua thương mại điện tử). Năm 2024, tổng sản lượng vải thiều được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu (gần 86 nghìn tấn), trong đó một lượng lớn tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.

Để đạt được hiệu quả, thời gian qua, Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, trao đổi với bà con về lợi ích của việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Việc tạo một kênh bán hàng hiệu quả trên sàn thương mại điện tử giúp người bán tiết kiệm được nhiều chi phí như mặt bằng, dữ liệu, nhân lực, nhập kho, tránh được tình trạng ép giá, lùi cân...

Cũng như Bắc Giang, việc nhiều địa phương trong tỉnh Thái Nguyên tích cực tổ chức livestream quảng bá, tiêu thụ nông sản trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok... nhận được sự chú ý rộng rãi của xã hội.

Sự kiện gần đây nhất là đầu tháng 8/2024, qua Chương trình livestream phiên chợ na và nông sản, sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên tại khu vườn na xóm Xuân Hòa, xã La Hiên của huyện Võ Nhai, mặc dù phiên chợ chỉ diễn ra trong 5 tiếng, các nhóm tiktoker, vlogger và một số hợp tác xã livestream trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok... đã thu hút hơn 500 lượt khách tham quan và hơn 6 triệu lượt người xem trực tiếp, 865 đơn hàng đặt hàng trực tuyến mua gần 4,7 tấn na, các nông sản Thái Nguyên, với giá từ 40 - 65 nghìn đồng/kg na.

Chia sẻ của nhiều bà con ở vùng na Võ Nhai cho thấy, việc livestream na trên nền tảng mạng xã hội là hình thức xúc tiến tiêu thụ hiệu quả, không chỉ bán na tại thời điểm đó, những video được phát sau đấy, các nhà vườn, hợp tác xã có hàng loạt đơn hàng bán cho khách tại thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên, các tỉnh, thành ở xa như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội...; nhiều khách hàng đến Võ Nhai thu mua na về bán, đến tận vườn tham quan, góp phần từng bước khơi dậy du lịch vùng na.

Là địa phương có nhiều nông sản, trong đó không ít nông sản mang tính thời vụ, vì vậy bà con trong tỉnh Sơn La coi bán hàng qua nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok… là một trong những hướng đi đầy tiềm năng. Năm 2024, những sản phẩm như nhãn, xoài, mận, thanh long, sơn tra… được đẩy mạnh tiêu thụ qua hình thức livestream bán hàng trên các mạng xã hội, trang thương mại điện tử, và đã mang lại hiệu quả.

Lê Thị Thu Thảo nhà ở bản Kim Chung 3, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những bạn trẻ năng động, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm và bán hàng: “Năm 2023, một số nhà sáng tạo nội dung số về đây quảng bá mận cho quê hương mình thì em có suy nghĩ tại sao người trẻ quê mình nhiều thế mà không làm được. Từ đó, trong đầu em bật ra ý tưởng sẽ đi học để làm tiktoker quảng bá những nông sản của quê nhà để mọi người biết đến nhiều hơn”, Thảo chia sẻ.

Thông qua nền tảng tiktok, Thảo đã kết nối được với hàng nghìn khách hàng tiềm năng. Mặc dù lượng tiêu thụ chưa nhiều như kỳ vọng nhưng là bước khởi đầu khả quan giúp Thảo cũng như những người bạn của mình chinh phục ước mơ quảng bá nông sản của quê nhà trên không gian mạng.

Những năm gần đây, Sơn La được nhắc đến như một hiện tượng nông nghiệp của cả nước không chỉ bởi diện tích cây ăn quả lớn mà còn bởi chất lượng và thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng. Thông qua các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, những người trẻ ở Sơn La đã và đang tận dụng cơ hội để quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông sản của địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Đánh giá của giới chuyên gia, lợi thế của thương mại điện tử là giúp người sản xuất giảm bớt khâu trung gian trong tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn so với kênh bán hàng truyền thống. Vì vậy, công tác phát triển thương mại điện tử đã được nhiều địa phương quan tâm nghiên cứu triển khai thực hiện xúc tiến.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử, một số địa phương đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, làm chủ tính năng của sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; hướng dẫn bà con một số kỹ năng sản xuất video ngắn từ khâu xây dựng ý tưởng, viết kịch bản, quay phim, tự tin đứng nói trước camera, sử dụng phần mềm chỉnh sửa clip, cách kết cấu hình ảnh để có một video hấp dẫn, tạo sự tương tác cao.