【nhận định middlesbrough】Kiểm soát lạm phát, không để mất giá đồng tiền Việt Nam

Tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,ểmsoátlạmphátkhôngđểmấtgiáđồngtiềnViệnhận định middlesbrough kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay chiều 12/9, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua.

Kết quả ngoạn mục nhờ "nghệ thuật" điều hành

GS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng, những kết quả đạt được của kinh tế Việt Nam vừa qua là hết sức ngoạn mục. Điều đó ghi nhận sự nỗ lực trong điều hành, kiên định trong ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện nhiều biện pháp linh hoạt, gần như "nghệ thuật" điều hành.

Ngoài ra, Chính phủ cũng thể hiện sự lắng nghe, cầu thị đối với các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học và đặc biệt là tạo được niềm tin với người dân, doanh nghiệp nên thu hút được các nhà đầu tư quốc tế, vốn FDI với con số lớn.

GS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân

Ông Cường cho hay, Việt Nam có lẽ đã vượt qua áp lực về lạm phát trong quý 2. Từ nay đến cuối năm,  áp lực lạm phát sẽ không còn đe dọa nặng nề như giai đoạn trước. Bởi nếu kiểm soát được chi phí đầu vào, cùng với việc điều hành chính sách tiền tệ 'chắc tay' như thời gian qua thì sẽ giúp kiểm soát được lạm phát ở mức thấp.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, rủi ro lớn nhất với kinh tế Việt Nam cuối năm nay và sang năm là nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới kéo theo tăng trưởng chậm, thậm chí khó khăn còn nhiều hơn.

Ông Andrea Coppola, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), cũng nhìn nhận, kinh tế của Việt Nam phục hồi rất nhanh chóng và ấn tượng. “Tôi nghĩ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 2, 3 rất tốt. Ngành công nghiệp đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Nhưng nếu nhìn vào tương lai, chúng ta vẫn thấy còn đó các thách thức cơ bản”, ông Andrea Coppla lưu ý.

Trong đó, phải kể đến tác động từ việc kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Vị kinh tế trưởng của WB khuyến cáo, trong ngắn hạn, Việt Nam phải sử dụng tốt và hiệu quả những gói hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi. 

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, năm 2023 với thế giới là "Mùa Đông kinh tế 2023”. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam cần chuẩn bị kịch bản cho năm sau, trên tất cả các lĩnh vực.

Ông cũng lưu ý, nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần vốn, nhưng cái cần hơn, cấp thiết hơn là hấp thụ vốn. Vì vậy, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp tốt.

Tiếp tục "bơm máu" cho nền kinh tế

Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF), đánh giá, Việt Nam đang phục hồi rất tốt, đặc biệt từ khi gỡ bỏ các rào cản liên quan tới Covid-19. Những nỗ lực trong việc tiêm phủ vắc xin, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã tạo đà cho sự hồi phục, trong đó có du lịch...

Tuy nhiên, ông Francois Painchaud cho rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng. Ví dụ, tỷ giá Việt Nam đang thấp hơn nước khác, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng ổn định tỷ giá, hỗ trợ sản xuất trong nước.

Trong khi đó, chính sách về tài khóa cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu cụ thể và trên diện rộng để không đi ngược lại chính sách tiền tệ.

Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện, Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

Ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lưu ý, chắc chắn ngày 21/9 tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất. Việc tăng lãi suất, theo ông, suy cho cùng phục vụ cho việc tăng tỷ giá. 

“Việt Nam cần tiếp tục kiên định sự ổn định của tỷ giá. Nếu không tăng giá thì thôi chứ không để cho đồng Việt Nam giảm giá”, ông Phước nêu ý kiến.

Theo ông, việc kiềm chế lạm phát đạt được kết quả như đến thời điểm này có sự đóng góp thầm lặng về chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, cùng với ổn định tỷ giá ngăn ngừa sự lan tỏa của lạm phát trên thế giới tới Việt Nam.

TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cảnh báo, phải rất cảnh giác với tỷ giá hối đoái, khả năng còn tiếp tục mất giá. Vì vậy, câu chuyện đặt ra là thời gian tới Ngân hàng Nhà nước có nên tăng lãi suất không và nếu không tăng đồng nghĩa chúng ta phải bán dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá hối đoái.

Ông Nghĩa cũng nêu một số vấn đề cần lưu ý trong thời gian tới liên quan tới điều hành lãi suất, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bởi từ nay đến cuối năm còn khoảng 70 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp đến thời điểm đáo hạn, dự báo trong năm tới con số này là 140 nghìn tỷ.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về tổng thể nền kinh tế vĩ mô của chúng ta tốt, tăng trưởng tốt. Báo cáo của Chính phủ cho thấy bức tranh có nhiều điểm sáng nhưng cũng có sự bào mòn sức lực của các doanh nghiệp, dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,... “Có nghĩa, vẫn đang tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại”, ông cảnh báo.

Ông Thiên cho rằng, nếu phần đầu tư công "bơm máu" ra được cho nền kinh tế thì tình hình sẽ tốt hơn. Nếu "bơm" chậm, kém sẽ gây nên khát vốn, chuyển gánh nặng lên phía ngân hàng, thị trường tài chính. Vì vậy, Chính phủ nên có một đánh giá tương quan, cần tiếp tục "bơm máu" cho nền kinh tế.

Không để mất giá đồng tiền

Trong phần kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải luôn hết sức bình tĩnh, bám sát tình hình thực tiễn để có chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả; bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

"Đưa tiền ra nhiều hay ít là vấn đề cần quan tâm, nhưng quan trọng hơn là đưa tiền ra có trúng, có đúng vào các động lực cho nền kinh tế gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng không? Tinh thần là không siết chặt một cách bất hợp lý, mà quan trọng là linh hoạt, hợp lý, hiệu quả", Thủ tướng khẳng định. Đặc biệt là kiểm soát giá, không để mất giá đồng tiền Việt Nam.

Dự báo thời gian tới, Thủ tướng cho rằng thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó, chúng ta phải giữ vững bình tĩnh, đánh giá đúng nội lực để tự tin, chủ động, không lơ là, chủ quan, trong điều hành thì chuyển trạng thái không giật cục, không nới lỏng quá cũng không siết chặt...

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh 5 nguyên tắc: Phải giữ vững sự ổn định trong sự bất định; giữ vững thế chủ động trong sự bị động; giữ được kiên định và nhất quán trong bối cảnh chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái và khủng hoảng là thuộc tính đương nhiên của kinh tế thị trường; xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong hội nhập sâu rộng.

Việt Nam xác định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội là một mục tiêu ưu tiên vừa mang tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian còn lại năm 2022 và những năm tiếp theo.

Trong 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhưng bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; bảo đảm ổn định tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối…

Thủ tướng lưu ý, tiếp tục rà soát, cắt giảm các loại thuế, phí, lệ phí phù hợp; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu với sản xuất, đời sống như xăng dầu.

Cảnh báo 'rủi ro lớn nhất' với kinh tế Việt NamLạm phát theo số liệu được cơ quan thống kê công bố vẫn 'ổn', nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy không chủ động kiểm soát, tình hình sẽ 'bất ổn'.